Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Yếu tố quyết định việc lựa chọn hóa chất diệt côn trùng

      Temephos (Abate): dạng bột dùng để rắc vào những ổ bọ chét. Dạng hạt dùng để diệt bọ gậy muỗi Ae. aegỵpti trong phòng chống sốt xuất huyết.
Các hóa chất thuộc nhóm phospho hữu cơ như malathion, f enitrothion và piri-miphos methyl đang được sử dụng phun không gian để diệt muỗi Aedes trưởng thành.
Diazinon: tác dụng diệt bọ chét, độc tính trung bình. Phun với liều 2g/m2, có tác dụng tởn lưu < 2 tháng.
Pynamin: có tác dụng diệt côn trùng mạnh bằng đường xống hơi, giữ được hiệu lực diệt khi ở nhiệt độ cao, lại rất ít độc với người và động vật nên thường được dùng iàm nguyên liệu để sản xuất hương xua muỗi trong phòng chống sốt rét và sốt xuất huyết.
Các chất chlo hữu cơ như DDT, diedrin… ít được sử dụng vì gây ô nhiễm môi trường, độc tính cao và có nhiều loại côn trùng đã kháng với hóa chất nhóm này.

Sự lựa chọn hoá chất diệt côn trùng trong phòng chống vector được quyết định bởi các yếu tố sau:

+ Độc tính và độ an toàn của hóa chất với con người và môi trưởng.
+ Hiệu quả diệt côn trùng.
+ Giá thành sản phẩm.
Một hóa chất giá không đắt, có hiệu quả diệt côn trùng sẽ không được sử dụng nếu hoá chất đó gây độc tính với con người và các động vật khác.
Ngoài ra, cần phải tuân thủ các quy định về bảo hộ lao động, an toàn khi sử dụng. Nói chung, hiện nay các hóa chất thuộc nhom pyrethroi tổng hợp (Permethrin, ICON, Fendona, Deltamethrin…) đang được sử dụng rộng rãi.

Biện pháp sinh học

Sử dụng các sinh vật hoặc các sản phẩm của chúng để phòng chống tiết túc truyền bệnh và gây bệnh. Biện pháp sinh học thường đạt hiệu quả cao nếu kết hợp với biện pháp cải tạo môi trường. Sinh vật ăn mởi được sử dụng bao gồm:
Các loại cá diệt bọ gậy (ấu trùng muỗi): có rất nhiều loại cá có khả năng diệt ấu trùng muỗi được dùng để thả vào các dụng cụ chứa nước như cá vàng, săn sắt, cá trọi, cá rô phi, chép lai hung… nên,có thể sử dụng những loại cá sẵn có ở địa phương.
Ấu trùng của côn trùng: bọ gậy muỗi Toxorhynchites có thể ăn bọ gậy của muỗi Culex, AedeSy Anopheles có kích thước nhở hơn nó.
Nấm diệt bọ gậy: cho đến nay, đã phát hiện được 5 giống nấm có khả năng diệt bọ gậy, đó là: Culicinomyces, Entomophthora, Tolypocladium, Coelomomyces và nấm Lagenidium.

Culicinomyces

Vi khuẩn diệt bọ gậy: hai loài vi khuẩn Bacillus thuringiensis và Bacillus sphaericus là những vi khuẩn sinh nội độc tô đồng thời là những tác nhân sinh học phòng chống vector hiệu quả. Bacillus thuringiensis có thể diệt An. stephensis và Ae. aegypti hiệu quả nhất. Bacillus sphaericus lại có tác dụng nhất đốỉ vổi Cx. quinquefasciatus.
Cyclopoids diệt bọ gậy: vai trò ăn mới của Copepods đã được công bố từ lâu nhưng mãi tối năm 1980 mới có đánh giá mang tính khoa học được tiến hành ở Pháp. Tại đây, Mesocvlops asperwornis được phát hiện là có thể làm giảm 99,3% bọ gậy Aedes và 1,9% bọ gậy Cx. quinquefascuítus. Ở Việt Nam hiện nay, chương trình phòng chống sốt xuất huyết quốc gia đã và đang nghiên cứu ứng dụng phóng thả một số loài Mesocylops vào các dụng cụ chứa nước để diệt bọ gậy muỗi Aedes và đã thu được những kết quả khả quan.
Giun diệt bọ gậy: đó là giun Romanomermis culicivorax.

Biện pháp di truyền

Biện pháp di truyền đòi hỏi những kỹ thuật cống nghệ sinh học cao, nó bao gồm những phương pháp được thực hiện thống qua chất liệu di truyền như:
Vô sinh con đực.
Vô sinh bằng phương pháp lai ghép.
Chuyển đổi vị trí nhiễm sắc thể để tạo ra những thế hệ vô sinh…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá máu, bệnh giun sán

1 nhận xét: