Sán máng tuy thuộc lớp sán lá nhưng đơn giới, có con đực, con cái riêng biệt, ký sinh trong các tĩnh mạch hệ tiết niệu, các nhánh tĩnh mạch mạc treo thuộc hệ tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch gan, lách và đại tràng.
Có 3 loại sán máng chủ yếu ký sinh và gây bệnh ở người: Schistosoma haematobium, Schistosoma japonicum và Schistosoma mansoni.
Hình thể
Sán máng có 2 mồm hút, ống tiêu hóa chia làm hai và nối thống với nhau.
Sán máng đực dài 10 – 20 mm, chiều ngang 1 mm; 1/5 trước thân hình ống,
4/5 sau thân dẹt, hai bờ mỏng và cuộn gập lại như lòng máng; nằm trong lòng máng của sán máng đực là sán máng cối. Sán máng cái dài 20 mm, chiều ngang 0,5 mm, toàn thân là ống nhở màu sẫm hơn con đực.
Trứng sán máng hình bầu dục, có 1 gai. Dựa vào vị trí của gai có thể phân biệt được từng loại trứng sán máng.
Chu kỳ
Có 3 loại sán máng chủ yếu ký sinh và gây bệnh ở người: Schistosoma haematobium, Schistosoma japonicum và Schistosoma mansoni.
Hình thể
Sán máng có 2 mồm hút, ống tiêu hóa chia làm hai và nối thống với nhau.
Sán máng đực dài 10 – 20 mm, chiều ngang 1 mm; 1/5 trước thân hình ống,
4/5 sau thân dẹt, hai bờ mỏng và cuộn gập lại như lòng máng; nằm trong lòng máng của sán máng đực là sán máng cối. Sán máng cái dài 20 mm, chiều ngang 0,5 mm, toàn thân là ống nhở màu sẫm hơn con đực.
Trứng sán máng hình bầu dục, có 1 gai. Dựa vào vị trí của gai có thể phân biệt được từng loại trứng sán máng.
Chu kỳ
Sán máng sống ký sinh trong các tĩnh mạch hệ tiết niệu, các nhánh tĩnh mạch mạc treo thuộc hệ tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch gan, lách và tĩnh mạch chậu.
Khi nghiên cứu ở người và khỉ, Fairley nhận thấy sán máng sống từng đôi, chu du theo mạch máu nhưng ngược chiều dòng máu để tối hệ tĩnh mạch mạc treo, tĩnh mạch chậu. Trong khi nằm cuộn trong lòng máng của con đực, sán máng đực và sán máng cái giao hợp. Sau giao hợp, con cái rời bở con đực, di chuyển theo ngược chiều máu chảy tối những huyết quản nhở để đẻ trứng tại đó. Số lượng trứng không nhiều, nhưng trứng sán máng có khả năng tiết ra chất men để dung giải tể chức, ngoài ra trứng sán máng còn có gai, những gai này làm rách niêm mạc vi quản để ra ngoại cảnh theo nước tiểu hoặc phân tùy theo từng loại sán máng.
Ra ngoại cảnh, trứng xuống nước để phát triển thành trùng lống. Trùng lống bơi lội tự do trong nước, tìm đến loài ốc thích hợp để ký sinh trong ốc và phát triển thành nhiều trùng đuôi. Sau đó, trùng đuôi ròi khởi ốc, bơi lội tự do trong nước. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho trùng đuôi phát triển trong nước là 32 – 35°c. Trùng đuôi của sán máng có đuôi xẻ làm đôi. Khi người bơi lội, tắm giặt hoặc làm việc dưới nước, trùng đuôi sẽ chủ động tìm đến và xâm nhập vào người bằng cách xuyên qua da, niêm mạc. Nếu không gặp vật chủ, trùng đuôi chỉ sống được 48 – 54 giờ.
Khi xâm nhập qua da vật chủ, trùng đuôi mất đuôi và tiết ra chất để phân hủy lớp thượng bì của da, gây cho vật chủ viêm ngứa da. Sau khi qua da trùng đuôi xâm nhập vào các mao mạch bạch huyết rồi theo tuần hoàn tĩnh mạch qua phổi và theo tuần hoàn động mạch để tới các mao mạch mạc treo ruột rồi khu trú ở hệ tĩnh mạch cửa…
Sau khoảng 60 ngày, trùng đuôi sẽ thành sán trưởng thành.
Đường xâm nhập của trùng đuôi chủ yếu là qua da nhưng cũng có thể nhiễm bệnh do uống nước có ấu trùng.
Sán máng Schistosoma japonicum phân bổ ở Thái Lan, Trung Quốc (các ổ dich dọc thung lũng sống Mê Kống, các tỉnh Thượng Hải, Hồng Kông). Bệnh phổ biến ở Nam Nhật Bản như ở vùng Katayama 38% dân số bị nhiễm san. Ngoài ra còn có ở Triều Tiên, Philippin, quần đảo Xê-le-bơ.
Ở Việt Nam đã có nhiều cuộc điều tra trên phạm vi nhiều tỉnh ở cả miền Bắc, Trung, Nam nhưng cho đến nay chưa phát hiện thấy bệnh sán máng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét