Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ

Các hướng động này bao gồm:

- Hướng lên cao: nếu theo dõi các ấu trùng được nuôi cấy trong hộp lồng Petri thì chúng ta thấy lần lượt các ấu trùng leo lên các đỉnh cao nhất của mặt lớp than dùng làm môi trường nuôi cấy, các ấu trùng tiếp tục leo lên nhau để thành các cột ấu trùng.

    Ở môi trường ngoại cảnh, những ấu trùng di chuyển lên những chỗ cao và có thể leo lên những thân cây, cột chống hoặc ngọn cỏ, độ leo cao có thể tới 2m. Ấu trùng ít chui sâu xuống đất, nhưng ở đất cát ấu trùng có thể chui xuống 1m, ở đất mùn chui xuống 30 cm và ở đất sét chui xuống 15cm (Cort). Nói chung từ ở điểm khuếch tán ban đầu, ấu trùng không di chuyển đáng kể.

    Thời gian sống của ấu trùng cũng thay đổi tùy theo điều kiện của môi trường. Ở ngoại cảnh ấu trùng có thể bị hủy bởi những sinh vật trong tự nhiên như nấm, vi khuẩn.

Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ

A. Trứng giun móc/mỏ trong phân
B. Trứng đã có phôi
C, D. Ấu trùng giai đoạn I,II
E. Ấu trùng giai đoạn III, có thể nhiễm bệnh,thực quản hình trụ

Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ


-        Hướng tới nơi có độ ẩm cao: ở ngoại cảnh các ấu trùng thường khuếch tán tới vùng có độ ẩm cao, đây là cách thích nghi của ấu trùng để tránh các nơi khô hanh dẫn tối ấu trùng chết hàng loạt. Khi gặp điều kiện khô, nóng, ấu trùng có thể chui sâu xuống lốp đất phía dưới, ở đấy có độ ẩm cao hơn và nhiệt độ thấp hơn. Cũng do thích nghi này mà ấu trùng thường tập trung trên các giọt sương trên các lá rau, ngọn cỏ vào buổi sáng. Nếu vật chủ đụng vào sẽ giúp ấu trùng bám và xuyên da vật chủ.

-        Hướng tới tổ chức vật chủ: Ấu trùng có khả năng phát hiện hướng của vật chủ để di chuyển đến. Trong hướng động này ấu trùng không phân biệt được các loại vật chủ, cho nên ấu trừng thường nhầm lẫn vật chủ. Ví dụ ấu trùng giun móc chó có thể xuyên qua da người và ngược lại. Khi ấu trùng xuyên qua da không đứng loài vật chủ thì ấu trùng sẽ chết không thực hiện được hết chu kỳ.

     Nhờ có 3 hướng động trên giúp ấu trùng giun móc/mỏ giai đoạn III tìrn thấy và xuyên qua da người ở chỗ tiếp xúc, tiếp tục hoàn thành chu kỳ ký sinh

     Sau khi xâm nhập qua da, thường ở các kẽ ngón chân hoặc ở cẳng chân và vùng mông, ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim phải. Từ tim phải, ấu trùng theo động mạch phổi tối phổi. Tại phổi, ấu trùng tiếp tục thay vỏ 2 lần nữa để trở thành ấu trùng giai đoạn IV và V. Tiếp theo, ấu trùng từ phế nang di chuyển theo các nhánh phế quản tối khí quản rồi lên vùng họng hầu và được nuốt xuống ruột. Ấu trùng dừng lại tại tá tràng để ký sinh và phát triển thành giun móc/mỏ trưởng thành.

      Thời gian hoàn thành chu kỳ giun móc/mỏ, kể từ khi ấu trùng xâm nhập cơ thể người tới khi phát triển thành giun móc/mỏ trưởng thành mất khoảng 42-45 ngày.

    Đời sống của giun móc Ancylostoma duodenale kéo dài khoảng 4-5 năm, của Necator americanus kéo dài khoảng 10 -15 năm.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan nhỏ, trieu chung giun san

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét