Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Đặc điểm sinh học và chu kỳ của giun lươn

      Giun lươn được mô tả năm 1876 và cũng trong năm này, Normana phát hiện thấy ở một lính viễn chinh Pháp cư trú tại miền Nam Việt Nam có giun lươn, kèm theo rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy và giun lươn được coi là nguyên nhân gây bệnh ỉa chảy Nam Bộ. Sau này, nguyên nhân gây bệnh ỉa chảy Nam Bộ đã được xác định lại: bệnh ỉa chảy Nam Bộ không phải đơn thuần do giun lươn mà chỉ là một tình trạng viêm ruột sau lỵ, có giun lươn phối hợp. Ngoài thể ký sinh ở người, giun lươn còn có thể ký sinh tự do ở ngoại cảnh. Giun lươn có phân bố rộng khắp nhưng tỷ lệ nhiễm không cao.

chu kỳ của giun lươn

Hình thể
      Giun lươn đực, cái trưởng thành sống ở ruột non của ngươi, nhưng cũng có thể sống tự do ở ngoại cảnh. Ấu trùng giun lươn bắt buộc phải phát triển ở ngoại cảnh với đòi hỏi đầy đủ các điều kiện cần thiết như nhiệt độ thích hợp, ẩm độ, oxy.
Trước kia, người ta cho rằng giun lươn thuộc loại đơn giồi sinh hay trinh sinh, nghĩa là giun cái tự sinh đẻ khống cần có sự thụ tinh với giun đực. Sau này, giun lươn đực đã được phát hiện, sở dĩ giun lươn đực được phát hiện chậm vì giun lươn đực có kích thước nhở, ký sinh ở phổi. Sau khi giao hợp với giun lươn cái tại phổi, giun lươn đực bị chết rồi được tống ra ngoài theo đàm khi bệnh nhân ho.
Giun lươn miệng có hai môi. Tiếp theo miệng giun là thực quản hình ống, dài tới 1/4 chiều dài của thân; vở thân giun có khía ngang, nống. Tiếp theo thực quản là ruột, dẫn tới hậu môn ở phần cuối đuôi.
Giun cái ở thành dài khoảng 2 mm, chiều ngang khoảng 34 μm. Giun lươn cái có đầu thon dài và đuôi nhọn. Bộ máy sinh dục cái gồm ống nhở là buồng trứng, rồi đến hai ống dẫn trứng đổ vào âm đạo ở 1/3 sau của thân. Trong ống dẫn trứng thường có chứa từ 5 đến 9 trứng (Brumpt).
Giun lươn đực ở thành dài 0,7 mm, chiều ngang 36 μm, đuôi cong hình móc, có hai gai sinh dục.
Giun lươn ký sinh tự do ở ngoại cảnh có kích thước nhở hơn giun lươn ký sinh ở ruột.
Trứng giun lươn hình bầu dục, có kích thước 50 – 58 μm x 30 – 34 μm.
Ấu trùng giun lươn phát triển nhanh trong trứng. Đầu tiên ấu trùng có thực quản hình ụ, kích thước 200 μm X 14 – 16 μm. Ấu trùng giun lươn thoát vở ngay trong ruột và theo phân ra ngoài. Chỉ với những trường hợp ỉa chảy mà phân lưu thống quá nhanh mới có thể gặp trứng giun lươn trong phân. Ra ngoại cảnh, ấu trùng tiếp tục phát triển thành ấu trùng có thực quản hình trụ. Ấu trùng này có khả năng xâm nhập qua da vào người để thành giun trưởng thành ký sinh ở người hoặc ấu trùng có thể phát triển thành giun ở thành sống tự do ở ngoại cảnh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác hại của giun đũa, bệnh giun sán

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét