Tính chất phát bệnh và phát dịch phụ thuộc rất nhiều vào tập quán ăn uống. Nếu những súc vật mổ thịt được kiểm tra sát sinh thì tỷ lệ bệnh sẽ không đáng kể. Nếu súc vật nhiễm giun xoắn được một số người ăn phải và thịt lại ăn sống thì có thể xảy ra hàng loạt người mắc bệnh với những triệu chứng nghiêm trọng. Có một số vùng nông thôn, lợn mổ thịt không qua kiểm tra, một gia đình hoặc một số ít gia đình ăn thịt lợn đó dưới hình thức ăn sống hoặc ăn tiết canh thì cũng sẽ xảy ra bệnh giun xoắn với tính chất dịch.
Sức để kháng của giun xoắn
Giun xoắn trưởng thành có tuổi thọ ngắn nhưng ấu trùng trong kén có sức đề kháng rất cao. Trong thịt súc vật được mổ thịt, dù bị thối rữa. Ấu trùng vẫn có thể sống từ 2 – 5 tháng trong kén.
Ấu trùng giun xoắn được giải phóng khởi kén sẽ chết sau vài giây ở nhiệt độ 45 – 70°c, ở nhiệt độ thấp (- 20°C), ấu trùng giun xoắn chết sau 20 ngày.
Do sức đề kháng của kén thấp với nhiệt độ, nên ăn thịt chín vẫn là phương pháp tốt nhất để phòng bệnh. Thịt được muối hoặc được hun khói không bảo đảm diệt được hết kén và thường chỉ có kén phía ngoài bị chết, nhưng kén ở sâu không bị diệt.
Sức để kháng của giun xoắn
Giun xoắn trưởng thành có tuổi thọ ngắn nhưng ấu trùng trong kén có sức đề kháng rất cao. Trong thịt súc vật được mổ thịt, dù bị thối rữa. Ấu trùng vẫn có thể sống từ 2 – 5 tháng trong kén.
Ấu trùng giun xoắn được giải phóng khởi kén sẽ chết sau vài giây ở nhiệt độ 45 – 70°c, ở nhiệt độ thấp (- 20°C), ấu trùng giun xoắn chết sau 20 ngày.
Do sức đề kháng của kén thấp với nhiệt độ, nên ăn thịt chín vẫn là phương pháp tốt nhất để phòng bệnh. Thịt được muối hoặc được hun khói không bảo đảm diệt được hết kén và thường chỉ có kén phía ngoài bị chết, nhưng kén ở sâu không bị diệt.
Dịch của những động vật có giun xoắn có thể chia thành ổ dịch thiên nhiên chủ yếu là những động vật hoang dại có giun xoắn và ổ dịch gần người, chủ yếu là những động vật chăn nuôi. Bệnh giun xoắn ở người liên quan chủ yếu tới ổ dịch giun xoắn ở các động vật chăn nuôi, hiếm khi liên quan tới ổ dịch giun xoắn ở các động vật hoang dại.
ở châu Âu trước kia, Đức là nước có tỷ lệ nhiễm giun xoắn nặng nhất. Thống kê trước đây thấy 0,05% lợn bị nhiễm giun xoắn; tới năm 1889 do những phấn đấu phòng bệnh, tỷ lệ nhiễm ở lợn giảm xuống 0,014%. Ở các nước Liên Xô cũ, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Ban Nha cũng đều có bệnh trên gia súc. Ở Bungari, tỷ lệ lợn bị nhiễm giun xoắn tới 3,24% và ở Rumani là 0,1%.
Ở Mỹ, 0,093% lợn bị nhiễm giun xoắn, có nơi như ở Boston tỷ lệ nhiễm là 5%, ở Chicago 8 – 27%. Ở châu Mỹ, bệnh thường xảy ra đối với người ở Nam Mỹ và Trung Mỹ. Ở châu Phi, bệnh giun xoắn ở lợn có ở Angiêri, Ai Cập và Đống Phi. Ở châu Á bệnh có ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác như Philippin, Lào, Việt Nam. Ở châu ức, bệnh có ở Úc, quần đảo Ha-Oai.
Ở Việt Nam, trước năm 1967, chưa phát hiện được ổ bệnh giun xoắn, nhưng vào năm1968 đã phát hiện được ổ bệnh giun xoắn ở một số xã miền núi vùng Tây Bắc.
Bệnh giun xoắn được phát hiện ở nhiều động vật như lợn, chó, mèo, gấu, lợn rừng, chuột… Tỷ lệ nhiễm của người khó xác định vì tình hình nhiễm ở người phụ thuộc vào tập quán ăn uống như ăn thịt lợn hoặc động vật sống hoặc dưới dạng chế biến sống như lạp xưởng, xúc xích… Có những vùng tỷ lệ nhiễm ở súc vật cao nhưng người không ăn thịt sống thì bệnh hiếm xảy ra.
Do phụ thuộc vào tập quán ăn uống, tình hình nhiễm bệnh không phụ thuộc vào tuổi, giới và bất kỳ ai ăn thịt súc vật nhiễm bệnh dưới hình thức sống đều bị bệnh.
Đọc thêm tại: http://kysinhtrung.blogspot.com/2015/06/ac-iem-sinh-hoc-chu-ky-giun-xoan.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét