Qua thực tế người ta thấy ấu trùng sán lợn không ký sinh ở gan và tiểu não. Trong trường hợp nếu người ăn phải trứng sán lợn thì người cũng sẽ bị nhiễm ấu trùng sán lợn giống như lợn mà ta đã nói đến ở trên.
Như vậy người vừa là vật chủ chính và cũng có thể vừa là vật chủ phụ của sán dây lợn (Taenia solium). Thời gian sống của sán lợn trưởng thành ở người là có thể trên 10 năm và ấu trùng cũng vậy.
Nhiều trường hợp trên một bệnh nhân nhiễm cả sán trưởng thành cả ấu trùng sán lợn. Tuy nhiên trên thực tế thường gặp bệnh ấu trùng sán lợn là thứ phát sau tiền sử có mắc bệnh sán trưởng thành.
Một số tác giả cho rằng người có sán trưởng thành dễ có nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn. Thông thường các đốt sán già theo phân hoặc tự động bò qua hậu môn ra ngoại cảnh. Nhưng nếu có lý do gì đó các đốt sán ở ruột bị nhu động ruột đẩy lên dạ dày (khi nôn…). Lúc đó các đốt bị phá hủy và không khác gì một người ăn phải trứng sán.
Như vậy người vừa là vật chủ chính và cũng có thể vừa là vật chủ phụ của sán dây lợn (Taenia solium). Thời gian sống của sán lợn trưởng thành ở người là có thể trên 10 năm và ấu trùng cũng vậy.
Nhiều trường hợp trên một bệnh nhân nhiễm cả sán trưởng thành cả ấu trùng sán lợn. Tuy nhiên trên thực tế thường gặp bệnh ấu trùng sán lợn là thứ phát sau tiền sử có mắc bệnh sán trưởng thành.
Một số tác giả cho rằng người có sán trưởng thành dễ có nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn. Thông thường các đốt sán già theo phân hoặc tự động bò qua hậu môn ra ngoại cảnh. Nhưng nếu có lý do gì đó các đốt sán ở ruột bị nhu động ruột đẩy lên dạ dày (khi nôn…). Lúc đó các đốt bị phá hủy và không khác gì một người ăn phải trứng sán.
Qua thống kê của Phạm Hoàng Thế (1985) thấy 54% bệnh nhân mắc ấu trùng sán lợn là có tiền sử hoặc đang mắc bệnh sán lợn trưởng thành.
Bệnh ấu trùng sán lợn có thể gặp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên bệnh xuất hiện nhiều ở một số vùng như: Nam Mỹ, châu Phi, Đông Nam châu Á và một số” nước Đông Âu.
Bệnh ít gặp ở các nước Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Tuy nhiên một số công trình nghiên cứu ở Mỹ cho thấy một số người Mỹ mắc bệnh do di cư từ các nước khác vào.
Điều kiện địa lý là một phần còn chủ yếu bệnh liên quan tới các tập thể, cộng đồng còn có tập quán ăn thịt lợn chưa nấu chín, vấn đề nuôi lợn thả rông, vấn đề trồng trọt sử dụng phân người. Bệnh gặp nhiều ở những vùng dân cư sống trong điều kiện vệ sinh môi trường kém, xử lý chất thải không hợp vệ sinh, vấn đề chăn nuôi súc vật còn thả rông hoặc sống lẫn lộn với người.
Việt Nam bệnh ấu trùng sán lợn cũng liên quan tới bệnh sán lợn. Ở miền núi và cao nguyên là những nơi có người mắc bệnh sán lợn cao 3,8- 4% có nơi lên tới 6%, đồng bằng 0,5 -2% (Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, 1993). Tuy nhiên qua điều tra tính theo tỉ lệ bệnh nhân tới điều trị, kết quả cho thấy Hà Bắc là một trong số tỉnh có nhiều bệnh nhân mắc ấu trùng sán lợn hơn cả.
Qua hai kết quả trên cũng chưa thể nói các tỉnh miền núi là ít bệnh ấu trùng sán lợn, nguyên do còn phụ thuộc vào màng lưới phát hiện bệnh, còn yếu tố thêm vào là điều kiện đi lại tôn kém của bệnh nhân.
Bệnh ấu trùng sán lợn có thể gặp mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên bệnh xuất hiện nhiều ở một số vùng như: Nam Mỹ, châu Phi, Đông Nam châu Á và một số” nước Đông Âu.
Bệnh ít gặp ở các nước Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Tuy nhiên một số công trình nghiên cứu ở Mỹ cho thấy một số người Mỹ mắc bệnh do di cư từ các nước khác vào.
Điều kiện địa lý là một phần còn chủ yếu bệnh liên quan tới các tập thể, cộng đồng còn có tập quán ăn thịt lợn chưa nấu chín, vấn đề nuôi lợn thả rông, vấn đề trồng trọt sử dụng phân người. Bệnh gặp nhiều ở những vùng dân cư sống trong điều kiện vệ sinh môi trường kém, xử lý chất thải không hợp vệ sinh, vấn đề chăn nuôi súc vật còn thả rông hoặc sống lẫn lộn với người.
Việt Nam bệnh ấu trùng sán lợn cũng liên quan tới bệnh sán lợn. Ở miền núi và cao nguyên là những nơi có người mắc bệnh sán lợn cao 3,8- 4% có nơi lên tới 6%, đồng bằng 0,5 -2% (Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, 1993). Tuy nhiên qua điều tra tính theo tỉ lệ bệnh nhân tới điều trị, kết quả cho thấy Hà Bắc là một trong số tỉnh có nhiều bệnh nhân mắc ấu trùng sán lợn hơn cả.
Qua hai kết quả trên cũng chưa thể nói các tỉnh miền núi là ít bệnh ấu trùng sán lợn, nguyên do còn phụ thuộc vào màng lưới phát hiện bệnh, còn yếu tố thêm vào là điều kiện đi lại tôn kém của bệnh nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét