Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Đặc điểm của tiết túc

Đặc điểm về loại tiết túc
Bệnh do tiết túc truyền chỉ có thể phát sinh nêu có mặt tiết túc truyền bệnh. Những bệnh do tiết túc truyền nếu có phát sinh mà không có mặt của tiết túc truyền bệnh, sẽ chỉ coi như là một bệnh nhiễm từ nơi khác tối. Những vùng sốt rét lưu hành là những vùng có nhiều muỗi có khả năng truyền sốt rét. Những vùng đã thanh toán được bệnh sốt rét là những vùng khống chế muỗi truyền sốt rét bằng các biện pháp diệt muỗi trong nhiều năm liên tục, cùng với điều trị diệt ký sinh trùng sốt rét.
Đặc điểm về mật độ tiết túc
Sự có mặt của một loại tiết túc có khả năng truyền bệnh không quyết định được khả năng gây dịch nếu mật độ không đảm bảo mức cần thiết để truyền bệnh. Người ta thấy rằng, tuy thường xuyên vẫn có bọ chét Xenopsylla cheopis ở chuột nhưng không phải dễ dàng phát sinh bệnh dịch hạch, vì hoặc số chuột hoặc số bọ chét quá ít nên người khó bị tấn cống bởi bọ chét.
Mật độ tiết túc càng cao thì khả nàng, nguy cơ nhiễm bệnh càng nhiều. Mật độ tiết túc thay đổi theo mùa vì sinh thái, hoạt động của tiết túc phu thuộc vào khí hậu.

Đặc điểm của tiết túc

Đặc điểm về khuyếch tán của tiết túc
Tính chất phân bổ của vùng dịch bệnh phụ thuộc vào yếu tố khuyếch tán của tiết túc. Nếu tiết túc khuyếch tán rộng thì bệnh sẽ lan rộng. Tiết túc có thể khuyếch tán bằng cách chủ động (tự vận động hay di chuyển), hoặc khuyếch tán bằng cách thụ động dựa vào những yếu tố thiên nhiên (gió, lũ, nước chảy…), hoặc những phương tiện giao thống.
Đối với những tiết túc sống ký sinh lâu dài trên vật chủ như chấy, rận, ghẻ…thì điều kiện khuyếch tán của tiết túc khó quyết định tính chất phân bổ của bệnh và dịch nếu không không chế được sự giao lưu của con người.
Đặc điểm ăn của tiết túc
Đặc điểm ăn của tiết túc bao gồm chất thức ăn, phương thức ăn, sinh thái sau khi ăn… đều có liên quan rõ rệt đến dịch tễ học những bệnh do tiết tóc truyền.
Tiết túc hút máu, nếu chỉ hút máu người thì bệnh chỉ có thể lan truyền giữa người với người. Nếu tiết túc hút cả máu người và náu súc vật thì bệnh có thể từ súc vật sang người, hoặc ngược lại.
Do phương thức ăn, khả năng truyền bệnh của tiết túc cũng thay đổi. Ruồi khi ăn có bài tiết, cọ sát chân cánh nên dễ gieo rắc nhiều mầm bệnh. Các loại ve, khi hút máu ham đốt và bám chặt trên vật chủ nên cũng dễ truyền bệnh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan lớn, trieu chung giun san

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét