Giun đũa sống ở trong ruột non của người. Khu vực sống của giun đũa là phần đầu và phần giữa của ruột non. Giun đũa sống thích hợp ở môi trường có pH 7,5 – 8,2. Nếu đi lên phần dạ dày pH toan, giun không sống được, còn nếu chuyển về phần sau của ruột non thì sinh chất nghèo không đủ nuôi sống giun đũa.
Qua thực nghiệm nuôi giun đũa của Phạm Hoàng Thế, Đỗ Dương Thái, Phạm Ngọc Thái 1971 cho thấy nếu nuôi giun đũa ở pH 7,5 – 8,2 thì giun sống mềm mại, nhu động bình thưởng. Nếu pH chuyển về acid từ 6 – 7 thì giun có tình trạng kích động, giun xoắn vào nhau và thường chui qua các ông nhở đê tránh môi trường acid.Giun đũa đực và cái trưởng thành giao hợp và đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoại cảnh. Đòi sống của giun đũa ngắn, thường kéo dài từ 13 – 15 tháng. Quá thời gian này, giun đũa thường bị nhu động ruột đẩy ra ngoài theo phân.
Ngoại cảnh là nơi ấp ủ trứng giun đũa. Khi trứng giun đũa ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm và có oxy) trứng giun từ một nhân sẽ phát triển đến giai đoạn có ấu trùng trong trứng. Nếu người ăn phải trứng giun đũa có ấu trùng này khi vào người trứng có ấu trùng sẽ phát triển thành giun đũa trưởng thành.
Tuy nhiên, từ khi ăn phải trứng giun đũa có ấu trùng cho đến khi người mang giun đũa trưởng thành, ký sinh ở ruột phải trải qua thời gian trong vòng 60 ngày. Và bản thân ấu trùng giun đũa cũng phải có một quá trình chu du trong cơ thể người rồi mới tối được nơi ký sinh là ruột non. Quá trình chu du như sau: người ăn phải trứng giun đũa có ấu trùng, khi vào dạ dày, nhờ sức co bóp cơ học và dịch vị làm cho ấu trùng thoát ra khởi vở. Ấu trùng có kích thích: 0,2 mm, ấu trùng chui qua các mao mạch ở ruột vào tĩnh mạch mạc treo đế đi về gan. Thời gian qua gan là từ sau 3 – 7 ngày. Ấu trùng không ở lại gan mà chi đi qua gan, thời gian từ 3 – 4 ngày.
Trong thực nghiệm người ta có thế thu hói ấu trùng giai đoạn II này với kích thước 0,5 – 0,8 mm. Sau đó ấu trùng lại theo tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ và vào tim phải. Từ tim phải ấu trùng theo động mạch phổi để tới phổi. Ta có thể thu hồi ấu trùng giun đũa giai đoạn phổi từ ngày thứ 5 – 14. Thời kỳ này ấu trùng ở giai đoạn III và IV với kích thước 1 – 2 mm. Ấu trùng giai đoạn phổi là thời gian ấu trùng xuất tiết và la kháng nguyên đã gây ra bệnh lý cho người. Ngược lại giai đoạn này cũng là thời gian gây cho cơ thể xuất hiện kháng thể chông giun đũa (Phạm Văn Thán, 1994). Sau khi thay vở ấu trùng giai đoạn IV từ các phế nang đã di chuyên vế vùng hầu họng từ đó người nuốt ấu trùng xuống ruột và ấu trùng sẽ trở thành giun đũa ký sinh ở ruột non.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét