Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Đặc điểm sinh học, chu kỳ của Sán lá gan

      Sán lá gan lớn Fasciola hepatica được biết từ thế kỷ XIII. Sán này thường ký sinh trong các ống mật và gây bệnh lý chủ yếu về gan ở các động vật nhai lại như trâu, bò…, ít ký sinh và gây bệnh ở người. Sán lá gan lớn còn có thể di chuyển lạc chở tới ký sinh ở nhiều vị trí khác nhau của cơ thể vật chủ như phúc mạc, tĩnh mạch hay tể chức dưới da… Ngoài Fasciola hepatica còn có Fascioia gigantica gây bệnh cho người.

Hình thể
Sán lá gan lớn Fasciola hepatica có kích thước lớn (30 – 40 mm X 10 – 12 mm), hình lá, thân rất dẹt, bò thân cũng rất mỏng, màu trắng hoặc đỏ xám. Mồm hút phía trước có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 1 mm, thống với ống tiêu hoá được chia làm nhiều nhánh. Mồm hút phía trước và mồm hút phía sau rất gần nhau.
Cơ quan sinh dục gồm buồng trứng, được bổ trí phần trên và tinh hoàn chia làm nhiều nhánh, được bổ trí ở phần dưới thân sán.
Trứng sán có kích thước lớn (140 um x 80 μm).
Chu kỳ

chu kỳ của Sán lá gan

Vị trí ký sinh
Sán lá gan lớn trưởng thành ký sinh chủ yếu tại các đường dẫn mật trong gan, nhưng trong trường hợp sán di chuyển lạc chở có thể ký sinh ở phúc mạc, tĩnh mạch hay tổ chức dưới da… của vật chủ. Sán lá gan. lớn dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu các chất dinh dưỡng từ dịch mật hay các tổ chức khác mà sán ký sinh.
Đường xâm nhập
Sán lá gan lớn xâm nhập vào cơ thể người một cách thụ động qua con đường ăn uống. Người bị mắc bệnh sán lá gan lớn là do ăn sống một số loài rau dưới nước có mang nang trùng của sán bám dính.
Diễn biến chu kì
Chu kỳ của sán lá gan lớn tương tự như chu kỳ của sán lá ruột Fascỉoỉopsis buski. Tại nơi ký sinh ở ống dẫn mật, sán trưởng thành đẻ trứng; trứng ra ngoài theo phân rồi rơi vào môi trường nước. Trong môi trường nước, ở nhiệt độ 23 – 26°c, sau khoảng 3 tuần lễ, trứng nở thành trùng lông. Trùng lông bơi lội trong nước để tìm đến vật chủ trung gian thích hợp là ốc Limnae. Trong cơ thể ốc, từ một trùng lống phát triển thành nhiều trùng đuôi. Trùng đuôi ròi ốc, tìm đến một số thực vật sống dưới nước (thực vật thủy sinh) thích hợp để bám vào, rồi phát triển thành nang trùng. Nếu một số động vật như cừu, trâu, bò,… hoặc người ăn sống thực vật thủy sinh có mang nang trùng của sán, khi vào tối đường tiêu hóa, ấu trùng trong nang trùng sẽ thoát vở rồi chui qua thành ruột, phúc mạc tìm đến ống dẫn mật của gan, ký sinh tại đó để phát triển thành sán trưởng thành sau khoảng thời gian chừng 3 tháng. Trong quá trình di chuyển qua thành ruột tới ống mật của gan, ấu trùng sán đôi khi có thể vào tĩnh mạch rồi từ đó theo đại tuần hoàn, lạc chở tới một số mô, cơ quan không thích hợp như dưới da, hốc mắt, tim, phổi… Sán lá gan lớn có thể ký sinh ở nhiều bộ phận như cơ, khợp, xoang bụng, mắt, phổi…



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan nhỏ, trieu chung giun san

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét