Giun đũa A. lumbricoides là loài giun đũa đặc hiệu cho người, loài này không có khả năng ký sinh ở các loài động vật khác. Ngược lại các loài giun đũa khác (giun đũa trâu bò, giun đũa lợn…) cũng không có khả năng nhiễm sang người.
Nhưng trong thực tế có thể có tình trạng lạc chủ, nghĩa là người có thể nhiễm phải giun đũa của chó, lợn… trong tình trạng “mắc phải”. Trong trường hợp này ấu trùng lạc chủ không có khả năng phát triển trong cơ thể người đến giai đoạn trưởng thành ở ruột nhưng ngược lại cơ thể người có phản ứng miễn dịch mạnh đối với loài giun lạ này. Hiện tượng này gọi là hiện tượng lạc chủ.
Ngoài hiện tượng lạc chủ, chu kỳ giun đũa còn có thể xảy ra hiện tượng lạc chỗ là vi trong quá trình ấu trùng chu du ấu trùng vẫn tiếp tục phát triển về kích thước. Vì giun đũa là loài giun to nên sự phát triển ấu trùng giai đoạn III, IV, V là rất nhanh, kích thước từ 0,5 mm tới 1 – 2 mm nên giun có thể mắc lại ở các kẽ van tim, ngược lại có thể vào tĩnh mạch tối phổi để vào hệ thông động mạch chủ, từ đó ấu trùng có thể di chuyển tới các nơi của cơ thể người. Trong ngoại khoa người ta có thể tìm thấy giun đũa ở tim phải, ở động mạch khỏe… Hiện tượng lạc chỗ gây ra các bệnh của hệ thống tuần hoàn. Chúng ta rất cần biết để phân biệt giun đũa lạc chỗ và giun đũa di chuyển (giun chui ống mật, giun chui vào ông tụy, giun chui vào ruột thừa, giun chui lên dạ dày, giun chui vào ống tai).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét