Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Những biện pháp làm giảm sinh sản của tiết túc

       Giảm thức ăn của tiết túc: Nguyên tắc chung của tiết túc là phải có ăn mới sinh sản, ăn nhiều thì sinh sản nhiều, ăn ít thì sinh sản ít. Vì vậy, hạn chế thức ăn của tiết túc như che đậy thức ăn, không cho ruồi ăn sẽ có tác dụng làm giảm mật độ ruồi. Bảo vệ người và gia súc, không cho côn trùng hút máu cũng hạn chế được mật độ của tiết túc…
Triệt nơi sinh đẻ của tiết túc : triệt nơi sinh đẻ của tiết túc sẽ làm cho tiết túc phải tìm những nơi sinh đẻ bất kỳ, không thích hợp. Như vậy, thê hệ tiết túc mới sẽ khó hoặc không phát triển được. Nếu xử lý rác tốt, ruồi mất chở sinh đẻ thích hợp và có thể đẻ ngay trên mặt đất thường, nên trứng ruồi sẽ bị hủy hoại hoặc chỉ phát triển được rất ít. Nhộng của ruồi muốn phát triển được thành giòi phải chui xuống đất, nếu hố xí lát gạch, nhộng sẽ bị chết…

biện pháp làm giảm sinh sản của tiết túc

Thay đổi môi trường sống thuận lợi của tiết túc : trong những điều kiện môi trường thuận lợi, tiết túc sinh sản dễ dàng. Nếu điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi, sự sinh sản sẽ giảm đi. Việc thanh toán những phế liệu, phế thải như mảnh bát võ, vở đở hộp, nước động ở vườn, che đậy các dụng cụ chứa nước… sẽ làm giảm mật độ muỗi.

Các biện pháp khác:
+ Có những loại hóa chất có thể làm tiết túc tiệt sinh. Nếu tiếp xúc với những hóa chất này, tiết túc sẽ không sinh sản được và chủng loại sẽ bị giảm dần.
+ Tạo ra những giống đực không sinh sản được bằng cách dùng tia phóng xạ (tia X, p…).
+ Vô sinh bằng phương pháp lai ghép: cho lai cùng loài nhưng khác về cấu trúc di truyền sẽ tạo ra được thế hệ con lai bị vô sinh hoặc không có khả năng truyền bệnh.

Khống chế sự tiếp thu mầm bệnh vào tiết túc

      Muốn thực hiện khống chế mầm bệnh vào tiết túc, cần phải có những biện pháp phát hiện sớm ca bệnh, điều trị triệt để cho người bệnh, không để tiết túc đốt người bệnh… Việc điều trị triệt để cho người bệnh, không để cho tiết túc đốt người bệnh sẽ tạo nên những tiết túc sạch , không có tác dụng truyền bệnh. Nếu có muỗi sốt rét, nhưng không còn người bị sốt rét thì cũng không có bệnh và dịch sốt rét.
Khống chế sự xâm nhập mầm bệnh từ tiết túc vào người (bảo vệ người lành)
Trong điều kiện tiết túc đã có mầm bệnh và có thể truyền sang người, cần phải có những biện pháp không để cho người lành bị nhiễm bệnh. Những biện pháp đó là: xua đuổi tiết túc, giảm sự tiếp xúc của tiết túc đối với người như hun khói chống muỗi, nằm màn, mặc quần áo chống muỗi đốt, cấu trúc khu dân cư hợp vệ sinh, vệ sinh môi trường…


Đọc thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét