Đặc điểm chu kỳ
Chu kỳ của giun chỉ là chu kỳ phức tạp. Muốn hoàn thành chu kỳ phát triển, giun chỉ bắt buộc phải phát triển qua hai vật chủ, vật chủ chính là người, vật chủ phụ (vật chủ trung gian) là muỗi truyền bệnh.
Vị trí ký sinh
Giun chỉ trưởng thành sống ký sinh trong hệ bạch huyết. Ấu trùng giun chỉ được đẻ ra trong hệ bạch huyết, sau đó ấu trùng di chuyển từ hệ bạch huyết sang hệ tuần hoàn.
Đường xâm nhập
Người bị mắc bệnh giun chỉ là do muỗi có chứa ấu trùng ở giai đoạn gây nhiễm đốt người, ấu trùng sẽ theo vòi muỗi xâm nhập vào máu người.
Diễn biến chu kỳ
Trong cơ thể muỗi
Muỗi (đúng loài thích hợp truyền bệnh) thì mới có khả năng tạo cho ấu trùng phát triển, nếu không phải là loài thích hợp thì ấu trùng không có khả năng phát triển trong cơ thể muỗi.
Khi muỗi thích hợp hút máu người là điều kiện để ấu trùng giun chỉ ở máu ngoại vi xâm nhập vào dạ dày muỗi. Người ta thấy ấu trùng không phải thụ động bị muỗi hút theo máu mà ấu trùng giun chỉ chủ động nhanh chóng thâm nhập theo vòi muỗi để vào dạ dày muỗi. Ở dạ dày muỗi 2 – 6 giờ, ấu trùng xuyên vách dạ dày muỗi và để lốp áo của ấu trùng lại, sau 15 giờ ấu trùng di chuyển tối vùng cơ ngực muỗi. Tại vùng cơ ngực muỗi, ấu trùng lớn lên nhanh, chiều dài 124 – 250 m, chiều ngang 10 – 17m, đây là ấu trùng giai đoạn II.
Đến ngày thứ 6 và thứ 7, ấu trùng thay vỏ thành ấu trùng giai đoạn III, chiều dài 225 – 300 |am, chiều ngang 15 – 30 m. Tối tuần lễ thứ 2 (sau 14 ngày), ấu trùng thay vỏ thành ấu trùng giai đoạn IV. Giai đoạn này ấu trùng dài 1 – 2 mm, chiều ngang 18 – 23 mvà ký sinh ở vùng tuyến nước bọt của muỗi để chờ khi muỗi hút máu người, ấu trùng sẽ theo vòi xâm nhập vào máu người và trở thành giun chỉ trưởng thành ký sinh ở hạch bạch huyết người.
Qua các nghiên cứu người ta nhận thấy: với W.bancroftiở Việt Nam, chủ yếu do muỗi Culex quinquefasciatus, Anopheles hyrcanustruyền. Còn với B.malayi, chủ yếu do muỗi Masonia uniformisvà Mansonia annuliferatruyền.
Trong cơ thể người
Khi muỗi có mang ấu trùng giun chỉ ở giai đoạn gây nhiễm đốt người, ấu trùng vào máu ngoại vi rồi đến hệ bạch huyết để ký sinh vào các hạch và phát triển thành giun trưởng thành. Ấu trùng của W.bancrofti thường khu trú ởvùng hạch của bộ máy sinh dục và vùng thận, còn ấu trùng của B.malayi thưởng khu trú vào hệ thống bạch huyết vùng bẹn hoặc vùng nách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét