Dịch tễ học là một khoa học y học rất cổ. Từ hơn 2000 năm, Hipocrate là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học này. Ông đã đưa ra quan niệm rằng: sự phát triển bệnh tật ở người có thể liên quan đến những yếu tố của môi trường bên ngoài của một cá thể, nhưng vào thời đó và một thời gian dài tiếp theo dịch tễ học đã phát triển rất chậm.
Để đi tối được quan niệm dịch tễ học hiện đại như ngày nay, lịch sử phát triển của dịch tễ học trải qua nhiều thời kỳ, nổi bật nhất là ba cột mốc đánh dâu những giai đoạn phát triển đặc biệt góp phần hình thành cơ sở phát triển của dịch tễ học hiện đại: John Grauntj William Farr và John Snow.Jfc, John Graunt là người đầu tiên đã đinh lương các hiện tượng sức khoẻ và bắt dầu chú ý rằng tần sô’ mắc bệnh khác nhau ồ các lứa tuổi khác nhau, giới tính khác nhau.
Năm 1662, ông đã phân tích số sinh, tử ồ Luân Đôn và thấy rằng cả sinh lẫn tử ở nam đều trội hơn nữ, tỷ lệ chết ở trẻ em cao hơn các lứa tuổi khác. Ngoài ra, J. Graunt còn thấy rằng: sô’ mắc dịch hạch ở Luân Đôn có khác nhau ởcác năm khác nhau và ông cũng đã nêu lên các đặc điểm của những năm có dịch xảy ra.
Năm 1893, William Farr đã thiết lập một hệ thông đếm số chết và nguyên nhân chết ở cả Anh và xứ Wales liền trong 40 năm và nhấn mạnh đêh sự khác nhau ở những người có vợ chồng với những người sống độc thân, ở những nghề nghiệp khác nhau, tỷ lệ chết do mắc tả ồ các độ cao khác nhau…
Ông đã đóng góp rất nhiều cho việc hình thành về phương pháp nghiên cứu dịch tễ học hiện đại như định nghĩa quần thể có nguy cơ, phương pháp so sánh giữa các đối tượng khác nhau, chọn nhóm so sánh thích hợp và rất coi trọng đến các yếu tố có thể liên quan đến tình trạng sức khoẻ như tuổi, thời gian phơi nhiễm…. Như vậy, cả John Graunt và William Farr đã đề cập ở các mức độ khác nhau đến sự phân bố tần số và coi trọng sự phân bố tần số này là khác nhau ở những thời gian khác nhau, ở những nơi khác nhau và ở những nhóm người khác nhau, nhưng chưa lý giải được tại sao lại có sự khác nhau đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét