Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Tìm hiểu về ruồi không hút máu

        Ruồi không hút máu phân bổ ở khắp nơi trên thế giới và gồm có các loại: Musca domestica, Musca vicina (Ruồi nhà), Lucilia serica, Lucilia caesar (Nhặng xanh).
Hình thể:
+ Ruồi nhà M. domestica và M. vicina có hình thể tương tự nhau, màu xám, thân dài khoảng 6 – 9 mm và có bôn sọc đen kéo dài trên tấm lưng của các đốt. Phía trước đầu có râu, xúc biện và vòi. Ngực gồm ba đốt, mang hai cánh và ba đôi chân. Cánh ruồi trong suốt.
Bụng ruồi đực gồm 8 đốt, bụng ruồi cái có 9 đốt. Những đốt cuối trở thành bộ phận sinh dục. Bộ phận sinh dục của ruồi thường bị co ẩn vào phía trong, khi đẻ mới thấy rõ. Ấu trùng của ruồi (giòi) màu hơi vàng, gồm 13 đốt, không có chân, không có lống, đầu hơi nhọn, đuôi bầu. Nhộng hình bầu dục, màu xám.
Nhặng xanh Lucilừt sericata và Luciỉm caesar có hình thể gần giống với ruồi nhà, nhưng thường có màu xanh ánh kim loại và có thân dài 5 -10 mm.


Tìm hiểu về ruồi không hút máu

Chu kỳ:
+ Ruồi cái sau khi giao hợp khoảng 2 – 3 ngày thì đẻ trứng, mởi lần đẻ 100 đến 150 trứng. Trong suốt cuộc đời, ruồi nhà có thể đẻ 4 – 10 lần.
Về mùa hè, sau khoảng 12 – 24 giò, trứng nở thành giòi. Giòi lột xác 3 lần trong vòng 4 – 5 ngày, chui xuống đất biến thành nhộng và sau 2 – 3 ngày trở thành ruồi trưởng thành.
+ Đối với nhặng xanh, con cái có thể đẻ 2 – 5 lần trong suốt cuộc đòi. Thời gian từ trứng trở thành giòi, rồi thành nhộng khoảng 5 – 7 ngày và từ nhộng thành con trưởng thành khoảng 6 – 8 ngày (nếu ở nhiệt độ khoảng 25°C).
Đời sống của ruồi nói chung phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thức ăn.
Nếu nhiệt độ thích hợp, thức ăn đầy đủ, ruồi sống được khoảng 1 – 2 tháng. Về mùa đống, ruồi nghỉ sinh đẻ và vượt đống. Vì vậy, đời sống của ruồi về mùa đống có thể kéo dài đến 4 tháng. Ruồi thường xuất hiện nhiều nhất vào tháng 5, tháng 9 và giảm từ tháng 11.
Các đặc tính sinh hoạt của ruồi:
Tùy theo loại, ruồi thích đẻ ở những chở khác nhau. Một số loại nhặng thường đẻ ở thịt, cá, xác chết động vật hoặc những vết thương. Ruồi nhà thường đẻ ở các chuởng phân, trong rác mục.
Ruồi nhà thường đậu nghỉ ở nhà bếp, phòng ăn và những dây chăng trong nhà. Khi ăn, ruồi vừa hút thức ăn, vừa bài tiết, có khi ăn xong lại nôn ra và trong khi ăn, ruồi cọ sát, rũ chân, rũ cánh. Do cách ăn như vậy, ruồi có thể trực tiếp truyền một số bệnh và reo rắc vi khuẩn dính trên thân, trong chất nôn và chất bài tiết của ruồi.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan nhỏ, trieu chung giun san

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét