DỊCH TỄ HỌC
Tuy có phân bố rộng khắp, nhưng giun lươn cũng như giun móc/mở là đòi hỏi phải có những điều kiện về địa lý, khí hậu nhất định cho giai đoạn phát triển ấu trùng ở ngoại cảnh. Vì vậy, mức độ nhiễm bệnh nặng, nhẹ tùy thuộc vào vùng địa lý, khí hậu khác nhau. Bệnh thường phân bố ở các nước có khí hậu nóng, ẩm.Tuy nhiên, giun lươn khống yêu cầu nhiệt độ ở ngoại cảnh cao như giun móc/mở nên một sô” vùng khí hậu ôn hòa hoặc lạnh vẫn có bệnh giun lươn như ở Matxcơva, nơi khí hậu lạnh, cũng có bệnh giun lươn (Shikobalova, Semenova). Ở châu Âu, bệnh giun lươn gặp ở Ý, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan.
Ở miền Bắc Việt Nam, theo kết quả điều tra trong những năm gần đây của Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, cho thấy tỷ lệ nhiễm giun lươn dưới 1%.
BỆNH HỌC
Cho đến nay, tính chất gây bệnh của giun lươn khó xác định vì giun lươn dễ phối hợp với các loại ký sinh trùng đương ruột khác để gây nên những triệu chứng pha trộn. Có nhiều trường hợp nhiễm giun lươn khống có triệu chứng lâm sàng. Nhiễm thực nghiệm trên chó cho thấy tùy theo chủng của giun lươn, triệu chứng có thể diễn biến từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy theo độc lực của giun.
Khi ấu trùng giun lươn chui qua da, có thể có những hiện tượng viêm ngứa kiểu dị ứng.
Nếu số lượng giun lươn ký sinh nhiều thì triệu chứng lâm sàng mối xuất hiện rõ: viêm ruột, tá trằng thể hiện bệnh nhân đau bụng, ỉa lởng, ngày 5 – 7 lần. Bệnh nhân thường có dấu hiệu thiếu máu nhẹ, bạch cầu ái toan tăng rõ. Giun lươn có thể gây viêm ruột mạn tính, về thần kinh, bệnh nhân dễ bi kích thích, suy nhược thần kinh.
Giun lươn lạc chỗ có thể gây những triệu chứng viêm phổi. Một số bệnh nhân có cơ địa dị ứng có thể xuất hiện cơn hen khi bị nhiễm giun lươn.
Những diễn biến lâm sàng nói trên thương nhẹ, nhưng kéo dài, đôi khi tu mất rồi lại có những giai đoạn xuất hiện trở lại.
CHẨN ĐOÁN
Do những triệu chứng lâm sàng của bệnh giun lươn không rõ rệt, nên đứng trước bệnh nhân bị là chảy kéo dài không rõ nguyên nhân, có bạch cầu ái toan tăng, cần nghĩ đến bệnh giun lươn.
Chẩn đoán xác định bệnh phải xét nghiệm phân tìm ấu trùng. Nếu thấy ấu trùng, phải chẩn đoán phân biệt với ấu trùng giun móc/mở: Au trùng giun lươn có ngay trong phân, còn ấu trùng giun móc/mở xuất hiện muộn (sau khoảng 24 – 48 giò) sau khi phân được bài xuất ra ngoài. Ngoài ra còn có thể chẩn đoán bệnh giun lươn bằng cách lấy dịch tá tràng để xét nghiệm tìm ấu trùng.
Tuy có phân bố rộng khắp, nhưng giun lươn cũng như giun móc/mở là đòi hỏi phải có những điều kiện về địa lý, khí hậu nhất định cho giai đoạn phát triển ấu trùng ở ngoại cảnh. Vì vậy, mức độ nhiễm bệnh nặng, nhẹ tùy thuộc vào vùng địa lý, khí hậu khác nhau. Bệnh thường phân bố ở các nước có khí hậu nóng, ẩm.Tuy nhiên, giun lươn khống yêu cầu nhiệt độ ở ngoại cảnh cao như giun móc/mở nên một sô” vùng khí hậu ôn hòa hoặc lạnh vẫn có bệnh giun lươn như ở Matxcơva, nơi khí hậu lạnh, cũng có bệnh giun lươn (Shikobalova, Semenova). Ở châu Âu, bệnh giun lươn gặp ở Ý, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan.
Ở miền Bắc Việt Nam, theo kết quả điều tra trong những năm gần đây của Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, cho thấy tỷ lệ nhiễm giun lươn dưới 1%.
BỆNH HỌC
Cho đến nay, tính chất gây bệnh của giun lươn khó xác định vì giun lươn dễ phối hợp với các loại ký sinh trùng đương ruột khác để gây nên những triệu chứng pha trộn. Có nhiều trường hợp nhiễm giun lươn khống có triệu chứng lâm sàng. Nhiễm thực nghiệm trên chó cho thấy tùy theo chủng của giun lươn, triệu chứng có thể diễn biến từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy theo độc lực của giun.
Khi ấu trùng giun lươn chui qua da, có thể có những hiện tượng viêm ngứa kiểu dị ứng.
Nếu số lượng giun lươn ký sinh nhiều thì triệu chứng lâm sàng mối xuất hiện rõ: viêm ruột, tá trằng thể hiện bệnh nhân đau bụng, ỉa lởng, ngày 5 – 7 lần. Bệnh nhân thường có dấu hiệu thiếu máu nhẹ, bạch cầu ái toan tăng rõ. Giun lươn có thể gây viêm ruột mạn tính, về thần kinh, bệnh nhân dễ bi kích thích, suy nhược thần kinh.
Giun lươn lạc chỗ có thể gây những triệu chứng viêm phổi. Một số bệnh nhân có cơ địa dị ứng có thể xuất hiện cơn hen khi bị nhiễm giun lươn.
Những diễn biến lâm sàng nói trên thương nhẹ, nhưng kéo dài, đôi khi tu mất rồi lại có những giai đoạn xuất hiện trở lại.
CHẨN ĐOÁN
Do những triệu chứng lâm sàng của bệnh giun lươn không rõ rệt, nên đứng trước bệnh nhân bị là chảy kéo dài không rõ nguyên nhân, có bạch cầu ái toan tăng, cần nghĩ đến bệnh giun lươn.
Chẩn đoán xác định bệnh phải xét nghiệm phân tìm ấu trùng. Nếu thấy ấu trùng, phải chẩn đoán phân biệt với ấu trùng giun móc/mở: Au trùng giun lươn có ngay trong phân, còn ấu trùng giun móc/mở xuất hiện muộn (sau khoảng 24 – 48 giò) sau khi phân được bài xuất ra ngoài. Ngoài ra còn có thể chẩn đoán bệnh giun lươn bằng cách lấy dịch tá tràng để xét nghiệm tìm ấu trùng.
ĐIỂU TRỊ
Mebendazol
Trẻ em và người lớn liều lượng giống nhau. Liều duy nhất 100 mg và nhắc lại sau 2 tuần.
Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox…)
Liều lượng: trẻ em và người lón liều duy nhất 10 mg/kg cơ thể và nhắc lại sau 2 tuần.
Albendazol (Alben, Zentel, Alzental…)
Liều lượng: người lớn và trẻ em dùng liều lượng như nhau 400 mg liều duy nhất X 3 ngày.
Levamisol
Liều lượng: 2,5 mg/kg, liều duy nhất cho cả người lón và trẻ em và nhắc lại sau 2 tuần.
Chú ý: đối vâi levamisol, hiện nay có những khuyến cáo không nên dùng vì thuốc có thể gây tai biến như não viêm hoặc có thể gây ung thư.
PHÒNG BỆNH
Nguyên tắc và các biện pháp phòng bệnh giun lươn giống như nguyên tắc và các biện pháp phòng bệnh giun móc/mở.
Nguyên nhân của bệnh giun xoắn được Owen phát hiện vào năm 1835, bênh do giun xoắn được Zenker mô tả năm 1860. Bệnh giun xoắn là bệnh cấp tính ở người và động vật có vú, nguyên nhân do giun xoắn Trichinella spiralis ở thể trưởng thành và ở thể ấu trùng. Lâm sàng của bệnh tiến triển với các triệu chứng dị ứng mạnh mẽ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét