Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Điều trị giun đũa

        Santoninhiệu quả ra giun cao, độc. Dễ uống khi phối hợp với đường (dạng thuốc giun quả núi).Tuy nhiên có nhiều phản ứng phụ: nhìn vàng, buồn nôn, gây kích thích giun có thể đưa đến hậu quả giun chui ống mật. Hiện nay ít dùng.

Piperazin thuốc ít độc, hiệu quả ra giun cao. Tuy nhiên, số lượng thuốc phải dùng nhiều và kéo dài ngày gây phiền phức. Hiện nay còn dùng dưới dạng sirô cho trẻ em.

Levamisol (Decaris, Vinacor) hiệu quả ra giun cao. Đối với Levamisol, hiện nay có những khuyến cáo không nên dùng vì thuốc có thể gây tai biến như não viêm hoặc gây ung thư.

Pyrantel-pamoat (Combantrin, Helmintox) ít độc, hiệu quả trên nhiều loại giun, giá thành còn cao.

Mebendazol (Vermox) không độc, hiệu quả ra giun cao, có tác dụng trên nhiều loại giun.

Albendazol (Zentel) ít độc, hiệu quả trên nhiều loại giun, giá thành còn cao.

Điều trị giun đũa

Chống tái nhiễm trứng giun đũa ngoại cảnh

     Vấn đề đầu tiên là quản lý phân. Quản lý phân liên quan tới việc xây dựng hố xí, những nơi có điều kiện tốt nhất là dùng hố xí tự hoại.

     Không dùng phân tươi để bón cây, hoa màu. Hố xí hai ngăn đúng quy cách và sử dụng đúng quy định có khả năng hạn chế sự khuyếch tán trứng giun đũa, có khả năng diệt trứng giun đũa. Tuy nhiên, hố xí hai ngăn hiện nay ở các địa phương đều không đúng quy cách xây dựng và sử dụng.

     Vấn đề ăn uống cũng là nguồn để nhiễm trứng giun đũa ở ngoại cảnh. Ta cần quan tâm đến trẻ em, lứa tuổi hay lê la bò chơi trên sàn nhà rồi lại mút tay. Vấn đề gia súc, ruồi đều là nguồn đưa trứng giun vào thức ăn của người.

Nguồn trứng giun không chỉ ở rau sống, nước lã, mà ngay cả trong bụi nhà.

Điều trị giun đũa hàng loạt và định kỳ trong năm

     Bệnh giun đũa là một bệnh phổ biến, tỉ lệ nhiễm và mức độ nhiễm cao. Do đó muôn hạ thấp tỷ lệ nhiễm, tiến tới khống chế bệnh ở một vùng thì phải có kế hoạch điều trị trên diện rộng. Trong năm tùy thời gian (mùa nhiễm) mà cho nhân dân uống thuốc định kỳ, hoặc 4 hoặc 6 tháng 1 lần, đặc biệt với trẻ em từ 3 tới 12 tuổi.

    Trường hợp các cá nhân điều trị tuy có hiệu quả cho bản thân người đó nhưng không thể ảnh hưởng hạ tỷ lệ nhiễm giun cho vùng được.

     Hiện nay trong kế hoạch khống chế bệnh giun đũa là thường kết hợp với chương trình vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và giáo dục vệ sinh cho cộng đồng. Điều trị phải tiến hành đồng loạt cho một vùng rộng lớn. Nhờ có các loại thuốc mới như mebendazol hay albendazol độc lực rất thấp, hiệu quả cao (cả đối với giun móc/ mở, giun kim, giun tóc…) nên việc uống thuốc trên diện rộng dễ thực hiện. Tuy nhiên để có hiệu quả người ta thường phải uống liên tiếp các đợt cách nhau 3 – 6 tháng. Do đó phải có nguồn tài chính lớn.

     Các kế hoạch phòng chống giun sán hiện nay cũng đã thực hiện ở nhiều nước và cũng thu được kết quả tốt. Nhật Bản đã tiến hành từ 1949 đến nay tỷ lệ giun đũa còn lại dưới 1%. Ở châu Phi người ta đã tiến hành hạ tỷ lệ giun đũa ở Kenya. Ở Việt Nam chắc chắn cũng sẽ có một kê hoạch hạ tỷ lệ giun đũa cho cả nước.


Đọc thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét