Đặc điểm sinh học
Hình thể
Giun mỏ (Necator americanus)
Nhìn đại thể bằng mắt thường khó phân biệt với giun móc. Tuy nhiên ta có thể nhận thấy các điểm sau:
- Giun mỏ nhỏ hơn, ngắn hơn giun móc.
- Góc độ tạo ra bao miệng với thân của giun mỏ bé hơn giun móc.
Nhìn đại thể bằng mắt thường khó phân biệt với giun móc. Tuy nhiên ta có thể nhận thấy các điểm sau:
- Giun mỏ nhỏ hơn, ngắn hơn giun móc.
- Góc độ tạo ra bao miệng với thân của giun mỏ bé hơn giun móc.
Tuy nhiên muốn phân biệt phải xem dưới kính lúp hoặc kính hiển vi mới dễ thấy. Giun mỏ không có 2 đôi móc mà thay vào đó là 2 đôi răng hình bán nguyệt sắc bén. Gân sau của đuôi giun mỏ đực chỉ phân chia thành 2 nhánh. Trứng giun mỏ cũng bé hơn trứng giun móc và nhiều tác giả cho là số nhân 4 – 8 trong khi số nhân trứng giun móc chỉ 2 – 4.
Chu kỳ
Chu kỳ giun móc và giun mỏ giống nhau.
Đặc điểm chu kỳ
- Chu kỳ giun đơn giản bao gồm:
Người Ngoại cảnh
- Trứng giun móc/mỏ không có khả năng phát triển trong cơ thể người mà bắt buộc phải có thời gian phát triển ở ngoại cảnh để thành ấu trùng mới có khả năng xâm nhập vào người.
Chu kỳ giun móc và giun mỏ giống nhau.
Đặc điểm chu kỳ
- Chu kỳ giun đơn giản bao gồm:
Người Ngoại cảnh
- Trứng giun móc/mỏ không có khả năng phát triển trong cơ thể người mà bắt buộc phải có thời gian phát triển ở ngoại cảnh để thành ấu trùng mới có khả năng xâm nhập vào người.
Vị trí ký sinh
Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng, trong trường hợp số lượng nhiều có thể gặp ở phần đầu và phần giữa của ruột non. Giun móc/mỏ ký sinh bằng cách ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu. Trong khi hút máu, giun tiết ra chất chống đông máu làm cho các vết giun ngoạm tiếp tục chảy máu sau khi giun đã chuyển sang ký sinh ỏ chỗ khác. Mặt khác, giun móc/mỏ hút máu đầy ruột cho đến khi máu tràn ra ngoài theo hậu môn của giun. Do đó bệnh nhân bị mất máu nhiều.
Well ,1931 đã quan sát thấy giun móc chó hút máu và thải máu rất nhanh ra hậu môn (sau 1 – 4 phút). Nishi thực nghiệm với ruột cô lập thấy giun móc hút 0,14 – 0,48 ml máu trong 24 giờ. Roche, 1959 đã dùng Cr 51 đánh dấu hồng cầu và thấy 1 giun móc trung bình hút 0,03 ml máu/ngày.
Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng, trong trường hợp số lượng nhiều có thể gặp ở phần đầu và phần giữa của ruột non. Giun móc/mỏ ký sinh bằng cách ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu. Trong khi hút máu, giun tiết ra chất chống đông máu làm cho các vết giun ngoạm tiếp tục chảy máu sau khi giun đã chuyển sang ký sinh ỏ chỗ khác. Mặt khác, giun móc/mỏ hút máu đầy ruột cho đến khi máu tràn ra ngoài theo hậu môn của giun. Do đó bệnh nhân bị mất máu nhiều.
Well ,1931 đã quan sát thấy giun móc chó hút máu và thải máu rất nhanh ra hậu môn (sau 1 – 4 phút). Nishi thực nghiệm với ruột cô lập thấy giun móc hút 0,14 – 0,48 ml máu trong 24 giờ. Roche, 1959 đã dùng Cr 51 đánh dấu hồng cầu và thấy 1 giun móc trung bình hút 0,03 ml máu/ngày.
Đường xâm nhập
Giun móc/mỏ xâm nhập vào cơ thể người một cách chủ động do ấu trùng giun móc/mỏ phát triển ở ngoại cảnh tới giai đoạn III. Các ấu trùng giun móc còn có thể lây nhiễm qua đường thức ăn hoặc nước khi được nuốt vào ruột. Trường hợp này chúng không di chuyển qua phổi mà ký sinh trực tiếp ở ruột non. Tuy nhiên, một số ấu trùng ngừng sự phát triển của chúng lại và vẫn trong trạng thái tiềm tàng ở trong các tổ chức (cơ hoặc ruột) với thời gian kéo dài khoảng 8 tháng trước khi lấy lại sự phát triển và trở thành giun trưởng thành.
Giun móc/mỏ xâm nhập vào cơ thể người một cách chủ động do ấu trùng giun móc/mỏ phát triển ở ngoại cảnh tới giai đoạn III. Các ấu trùng giun móc còn có thể lây nhiễm qua đường thức ăn hoặc nước khi được nuốt vào ruột. Trường hợp này chúng không di chuyển qua phổi mà ký sinh trực tiếp ở ruột non. Tuy nhiên, một số ấu trùng ngừng sự phát triển của chúng lại và vẫn trong trạng thái tiềm tàng ở trong các tổ chức (cơ hoặc ruột) với thời gian kéo dài khoảng 8 tháng trước khi lấy lại sự phát triển và trở thành giun trưởng thành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét