Cơ quan sinh dục: tiết túc có con đực và con cái riêng biệt với cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái khác nhau. Cơ quan sinh dục đực gồm 2 tinh hoàn, túi tinh, tuyến phụ, ống phóng tinh và cơ quan giao hợp. Cơ quan sinh dục cái gồm 2 buồng trứng nối ống dẫn trứng đến âm đạo. Con cái thường có túi chứa tinh, sau khi giao hợp với con đực, tinh trùng được chứa trong túi này để thụ tinh được nhiều lần.
Chu kỳ chung
Đa số tiết túc đẻ trứng sau khi con đực và con cái giao hợp với nhau. Trứng sẽ nở thành ấu trùng. Ấu trùng phát triển qua 2 giai đoạn đó là ấu trùng giai đoạn 1 (thiếu trùng) và ấu trùng giai đoạn 2 (thanh trùng). Ấu trùng giai đoạn 2 sẽ phát triển thành con trưởng thành.
Chu kỳ của tiết túc có thể thực hiện trên vật chủ và ở ngoại cảnh nó phu thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, môi trường sống, thức ăn…
Chu kỳ chung
Đa số tiết túc đẻ trứng sau khi con đực và con cái giao hợp với nhau. Trứng sẽ nở thành ấu trùng. Ấu trùng phát triển qua 2 giai đoạn đó là ấu trùng giai đoạn 1 (thiếu trùng) và ấu trùng giai đoạn 2 (thanh trùng). Ấu trùng giai đoạn 2 sẽ phát triển thành con trưởng thành.
Chu kỳ của tiết túc có thể thực hiện trên vật chủ và ở ngoại cảnh nó phu thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, môi trường sống, thức ăn…
Sự thích nghi của tiết túc với môi trường
Tiết túc có thể sống ở môi trưởng đất, nước hoặc không khí. Ở trong đất, tiết túc cần đến những yếu tố như độ xốp của đất, chất hữu cơ… Trong môi trường nước, những yếu tố pH, các chất hữu cơ, các muối hòa tan… có tính chất quyết định sinh thái của tiết túc. Trong không khí, những yếu tố thống gió cũng ảnh hưởng đến hoạt động sinh thái của tiết túc.
Yếu tố môi trường nhiều khi quyết định sự phân bổ của tiết túc, chủ yếu là môi trường nhờ (môi trường vi mô), là khoảng sống cần thiết của tiết túc. Tiết túc không có khả năng làm thay đổi môi trường, mà chủ yếu tìm đến môi trường nhở thích hợp để khu trú và hoạt động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét