CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán giun xoắn dựa vào triệu chứng lâm sàng đặc hiệu và tính chất dịch tễ.
Để chẩn đoán xác định phải làm các xét nghiệm chẩn đoán miễn dịch như phản ứng ngưng kết bổ thể, miễn dịch huỳnh quang, ELISA… và cần dựa thêm vào những kết quả xét nghiệm khác như: xét nghiệm cống thức máu thấy bạch cầu ái toan tăng cao… Ở giai đoạn đầu của bệnh, có thể tìm thấy giun xoăn trưởng thành trong phân. Ở giai đoạn toàn phát, có thể tìm thấy ấu trùng giun xoắn trong xét nghiệm sinh thiết.
Chẩn đoán phân biệt với các viêm da, viêm cơ, viêm phế quản dị ứng, viêm phổi, cúm…
THUỐC ĐIỂU TRỊ ĐẶC HIỆU
Thuốc praziquantel (Biltricid, Distocid)
Tùy theo mức độ nặng nhẹ, tùy theo thể trạng bệnh nhân, có thể điều trị với liều 10 mg/kg cân nặng/ngày X 2 ngày hoặc liều 75 mg/kg cân nặng/ngày, chia 3 lần. Khi điều trị bằng praziquantel nên kết hợp với corticoid để làm giảm các phản ứng dị ứng và bệnh nhân phải được theo dõi tại bệnh viện trong những ngày điều trị.
Thuốc mintezol (Thiabendazol)
Thuốc uống chia 2 lần trong ngày, sau khi ăn, với liều 25 mg/kg cân nặng/ngày X 24 ngày. Khi uống mintezol có thể ăn mất ngon, chậm tiêu, chóng mặt, đau vùng thượng vị, buồn nôn. Mintezol không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
PHÒNG BỆNH
Giun xoắn có rất nhiều vật chủ (ở động vật nuôi, động vật hoang dại) đó 1à nguồn lây nhiễm, vì vậy việc chống bệnh giun xoắn rất khó khăn.
Biện pháp phòng chống bệnh tốt nhất là kiểm tra sát sinh, tuyệt đối không ăn các loại thịt lợn sống hoặc chưa được nấu chín, không ăn tiết canh lợn.
Đọc thêm tại: http://kysinhtrung.blogspot.com/2015/06/benh-sinh-va-giai-phau-benh-hoc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét