Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Cấu tạo của giun A. lumbricoides

Các cơ quan bên ngoài

A. lumbricoides là loại giun có kích thước lớn ký sinh ở người, giun cái dài và to hơn giun đực, khi giun trưởng thành con cái dài 20 – 25 cm, con đực dài 15 – 17 cm, giun đũa có màu trắng hồng như sữa, hai đầu nhọn, con đực có đuôi cong về phía bụng. Để nhận định hình thể giun đũa ta lần lượt quan sát.

- Đầu: Thuôn nhở có ba môi xếp cân đối, gồm một môi lưng và hai môi bụng. Bao bọc các môi là tầng kytin trong, trong môi là tủy môi. Hình dạng tủy môi cũng là một yếu tô đê định loại loài.

Cấu tạo của giun A. lumbricoides

- Thân: Tiếp theo đầu là thân giun, thân giun được bao bọc một lốp vở mà trước vân gọi là vở kytin, ở trên lớp vỏ có các vùng ngấn làm tăng ma sát phần vở để di chuyển. Đuôi: Đuôi giun đũa nhọn, gần đuôi sát về phía bụng có lỗ hậu môn. Lỗ hậu môn con đực cũng là lỗ phóng tinh. Đuôi giun đực thường cong để cuốn vào thân con cái chỗ lỗ sinh dục khi giao hợp. Con đực có 2 gai sinh dục bằng nhau, lỗ sinh dục của con cái thì lại ở 1/3 trước thân giun.

Các cơ quan bên trong

-      Bộ phận sinh dục:

+ Bộ phận sinh dục cái gồm hai ông, phần trước nhở được gọi là buồng trứng, phần tiếp theo lớn dần là vòi trứng. Hai vòi trứng khi đến gần lỗ sinh dục cái thì tập trung thành âm đạo đổ ra lỗ sinh dục cái ở 1/3 trước cuả thân giun.

+ Giun cái đẻ trứng: Trứng giun đũa hình bầu dục có kích thước chiều dài 45 – 50 pm. Ngoài cùng là lớn vở xù xì. phần vở này thường bắt màu vàng. Lớp vở xù xì này là một đặc điểm giúp người ta xác định trứng giun khi xét nghiệm. Tuy nhiên màu vàng của lớp vở này và kể cả lớp vỏ xù xì khi ra ngoại cảnh có thể mất đi. Ví dụ như khi ta xét nghiệm tìm trứng giun đũa ở trong đất thì ta chỉ còn thấy trứng giun đũa còn lớp vở dày ở trong mà thôi, lúc đó ta phải dựa vào nhân và kích thuốc để chẩn đoán.

Theo Broun và Cort, trong một con giun đũa cái ở vòi trứng người ta ước tính có 24 triệu trứng.

+ Giun đực: Bộ máy sinh dục đực của giun đũa là một ông tinh hoàn gồm một ông nhở cuộn như cuộn len, dần dần ông này to lên nơi chứa tinh trùng để đưa ra lỗ phụt tinh ở hậu môn giun đũa đực. Đặc biệt ở bộ máy sinh dục đực của giun đũa có hai gai sinh dục, hai gai sinh dục dùng để cố định giun cái trong lúc giao hợp.

-      Bộ máy tiêu hóa: Ba môi phía đầu giun đũa là một bộ phận định hướng, hướng dẫn giun đến những vùng có thức ăn. Tiếp theo môi giun là một ống tiêu hóa bao gồm phần trên là thực quản và phần dưới là ruột đổ ra hâu môn. Ống tiêu hóa của giun dày, có khả năng hút sinh chất trong ruột người, còn ruột thì ngắn và đơn giản vì thức ăn của giun là các chất đã được con người tiêu hóa rồi.

-      Các bộ máy tuần hoàn, bài: tiết của giun thì đơn giản hơn nhiều.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: bệnh sán lá gan, benh giun san

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét