Tiết túc gây bệnh
Một số loại tiết túc trong quá trình ký sinh tạm thời hay vĩnh viễn có thể gây bệnh như Sarcoptes scabiei gây bệnh ghẻ, Dermatobui hominis gây bệnh giòi ruồi (Myiasis)…
Tiết túc là vật chủ của mầm bệnh
Tiết túc là vật chủ trung gian
Để hoàn thành chu kỳ, một số ký sinh trùng bắt buộc phải phát triển một hay nhiều giai đoạn trong cơ thể của tiết túc. Thuộc loại này gồm có:
Tôm, cua nước ngọt là vật chủ trung gian của sán lá phổi Paragonimus ivestermatii.
Cyclops là vật chủ trung gian thứ nhất của sán dây Diphylobothrium laturn / Diphylobothrium mansoni…
Tiết túc là vector truyền bệnh
Trong loại này chủ yếu là tiết túc thuộc lớp côn trùng, bao gồm những loại có khả năng đảm bảo sự truyền sinh học hay cơ học các mầm bệnh một cách tích cực.
Muỗi truyền một số bệnh: sốt rét, giun chỉ, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B… Bọ chét truyền bệnh dịch hạch. Ve truyền Rickettsia, viêm não châu Âu. Muỗi cát truyền bệnh Leishmania. Ruồi, gián truyền các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa.
Một số loại tiết túc trong quá trình ký sinh tạm thời hay vĩnh viễn có thể gây bệnh như Sarcoptes scabiei gây bệnh ghẻ, Dermatobui hominis gây bệnh giòi ruồi (Myiasis)…
Tiết túc là vật chủ của mầm bệnh
Tiết túc là vật chủ trung gian
Để hoàn thành chu kỳ, một số ký sinh trùng bắt buộc phải phát triển một hay nhiều giai đoạn trong cơ thể của tiết túc. Thuộc loại này gồm có:
Tôm, cua nước ngọt là vật chủ trung gian của sán lá phổi Paragonimus ivestermatii.
Cyclops là vật chủ trung gian thứ nhất của sán dây Diphylobothrium laturn / Diphylobothrium mansoni…
Tiết túc là vector truyền bệnh
Trong loại này chủ yếu là tiết túc thuộc lớp côn trùng, bao gồm những loại có khả năng đảm bảo sự truyền sinh học hay cơ học các mầm bệnh một cách tích cực.
Muỗi truyền một số bệnh: sốt rét, giun chỉ, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B… Bọ chét truyền bệnh dịch hạch. Ve truyền Rickettsia, viêm não châu Âu. Muỗi cát truyền bệnh Leishmania. Ruồi, gián truyền các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa.
PHƯƠNG THỨC TRUYỀN BỆNH CỦA TIẾT TÚC
Tuyệt đại đa số côn trùng truyền bệnh đều hút máu, nhưng truyền bệnh lại theo nhiều cách khác nhau.
Truyền qua nước bọt
Là phương thức phổ biến nhất: truyền ký sinh trùng sốt rét, Trypanosoma, Rickettsia…
Truyền qua chất bài tiết
Truxtoma truyền bệnh Chagas, Pediculus truyền bệnh sốt hởi quy chấy rận…
Truyền qua dịch coxa
Một số loại ve mềm có tuyến coxa ở vùng háng là nơi chứa nhiều xoăn trùng và truyền bệnh theo phương thức này: truyền bệnh sốt hởi quy do vi khuẩn thuộc giếng Borrelia .
Truyền do tắc nghẽn tiền phòng
Bọ chét truyền bệnh dịch hạch, muỗi cát truyền Leishmania…
Truyền bằng cách phóng thích mầm bệnh trên da
Muỗi truyền giun chỉ bạch huyết, Simulium truyền giun chỉ Onchocerca volvulus.
Truyền do tiết túc bị giập nát
Chấy, rận truyền Rickettsia.
MỘT SỐ TIẾT TÚC CHỦ YẾU TRUYỀN BỆNH VÀ GÂY BỆNH
Họ mạt (Gamasoidae)
Đặc điểm chung
Gamasoidae thuộc lớp nhện, bộ Acarina. Gamasoidae là những loại tiết túc rất nhở, dài chừng 1 mm, có càng cử động được, có hai lở thở ở phía giữa hai bờ của thân. Chủ yếu Gamasoidae ký sinh và gây bệnh ở gia cầm, gậm nhấm (chim, gà, chuột) bất thường ký sinh ở người với tên thường gọi là mạt.
Những Gamasoidae liên quan đến y học
Dermanyssus gallinae
Thường ký sinh ở gà, thân có hình lê, màu trắng hay màu đở máu tùy theo sự thay đổi màu máu trong thân. Dermanyssus gallinae thường được gọi là mạt gà, có thể truyền bệnh toi gà và bệnh viêm não – màng não cho ngựa và người.
Dermanyssus sanguineus
Thường ký sinh ở chuột và các loài gậm nhấm, có thể truyền cho người một số bệnh kiểu thủy đậu, thường gọi là bệnh Rickettsial pox.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét