Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Chu kỳ sinh thái của bọ gậy

       Đầu bọ gậy hình cầu, hơi dẹt, trên đầu có những lống tơ khác nhau tùy theo từng loài. Bụng bọ gậy có 9 đốt, đổt thứ 8 và đốt thứ 9 tạo thành một phức hợp đốt mà phía trên có lở thở (muỗi Anophelinae), hoặc có ống thở (muỗi Culicinae). Trên những đốt của bụng có thể có những tấm kytin có giá trị cho định loại.
Thanh trùng (quăng): Quăng có hình dạng giống như một dấu hởi, ở phía đầu có hai ống thở với hình thể khác nhau tùy theo giống muỗi.
Sinh thái
Chu kỳ: Chu kỳ của muỗi trải qua bổn giai đoạn: trứng, ấu trùng (bọ gậy), thanh trùng (quăng) và con trưởng thành.
Muỗi cái thường chỉ giao phối một lần nhưng đẻ trứng suốt đởi theo từng đợt. Sau 2 – 3 ngày trong điều kiện thích hợp, trứng sẽ nở thành ấu trùng (bọ gậy). Bọ gậy sống trong các môi trường nước khác nhau tùy theo loài. Bọ gậy của muỗi Toxorhynchites do có kích thước rất lớn nên có thể ăn bọ gậy của những loài muỗi khác có kích thước nhở hơn.

Chu kỳ sinh thái của bọ gậy

+ Bọ gậy Anophelinae nằm song song với mặt nước.
+ Bọ gậy Culicinae nằm nghiêng với mặt nước.
Đặc biệt, bọ gậy của muỗi Mansonia thường cắm ống thở vào thực vật thủy sinh (rễ bèo…) để thở. ở điều kiện thuận lợi, khoảng 8 – 12 ngày bọ gậy trở thành quăng. Thời gian từ quăng trở thành muỗi trưởng thành rất nhanh, chỉ khoảng một ngày.
Sinh thái: Muỗi sống phổ biến ở khắp mọi nơi, nhưng có nhiều nhất là ở những vùng nhiệt đối và phó nhiệt đối. Muỗi có thể có quanh năm, nhưng có những mùa phát triển nhiều. Những vùng, những mùa có khí hậu nóng, ẩm thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và sự phát sinh bệnh. Dựa vào mối quan hệ đối với người, muỗi được chia làm 3 nhóm.
+ Nhóm muỗi thuần dưỡng: thích sống gần người, đại đa số thời gian sống ở trong nhà.
+ Nhóm muỗi bán thuần dưỡng: thường sống bên ngoài nhà, nhưng vào trong nhà để hút máu người.
+ Nhóm muỗi hoang dại: chỉ sống ngoài nhà. Những loài muỗi ưa vào nhà thường hút máu người và gia súc, những muỗi ưa ngoài nhà thì có thể hút nhiều loại máu khác nhau.
Chỉ có muỗi cái mới hút máu, còn muỗi đực hút dịch thực vật. Tập tính lựa chọn loại máu có liên quan đến dịch tễ học những bệnh do muỗi truyền. Những muỗi ưa hút máu người thì có vai trò rất quan trọng trong việc truyền bệnh từ người này sang người khác. Những muỗi không ưa hút máu người thì ít quan trọng trong việc truyền bệnh từ người này sang người khác nhưng lại có khả năng truyền những bệnh của súc vật sang người và ngược lại.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá máu, bệnh giun sán

1 nhận xét: