Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Sự phát triển và tình hình nhiễm giun đũa

Do số lượng trứng giun đũa bài xuất theo phân cao, do khả năng đề kháng của trứng giun đũa ở ngoại cảnh mạnh, nên bệnh giun đũa là phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt bệnh phát triển ở khu vực có khí hậu nóng ẩm.

Khả năng phát triển của trứng giun đũa ngoại cảnh

Giun đũa cái có khả năng sinh sản rất lớn. Theo các nghiên cứu nuôi giun tại phòng thí nghiệm, mỗi ngày 1 con giun đũa cái có thể đẻ tới 23 – 24 vạn trứng. Trứng giun đũa không có khả năng phát triển trong cơ thể người. Các điều kiện phát triển của trứng giun đũa ở ngoại cảnh là nhiệt độ, ẩm độ và oxy.

Nhiệt độ thuận lợi 24 - 25°c, ở nhiệt độ này sau 12 – 15 ngày trứng non phát triển đến giai đoạn có ấu trùng, giai đoạn trứng có khả năng nhiễm cho người. Nếu nhiệt độ thấp thì thời gian phát triển kéo dài có khi tới vài tháng và tỷ lệ trứng hư hỏng lên cao.

Nhiệt độ càng cao làm tỷ lệ trứng hỏng càng tăng và thời gian vẫn là 12 ngày. Trứng sẽ bị hủy hoại ở nhiệt độ trên 60°c. Trứng giun đũa có thể tồn tại ở nhiệt độ dưới 0 cho tới -12°cmới có khả năng diệt trứng giun đũa.

Âm độ từ 80% trở lên là điều kiện tốt nhất cho trứng giun đũa phát triển.

Oxy là yếu tố cần thiết cho trứng giun đũa phát triển. Do đó khi trứng giun đũa bị nằm sâu dưới nước (trên 1 m chiều sâu) dần dần trứng sẽ bị hỏng. Vì vậy trong hố xí nước trứng giun sẽ bị hỏng sau 2 tháng.

Đối với hoá chất: Formol 6% không có khả năng diệt trứng giun đũa. Thuốc tím rửa rau sông, cresyl rửa sàn nhà cũng không có khả năng diệt trứng giun đũa.

Một số nước đã dùng dung dịch iod 10% để diệt trứng giun sán trong rau sống, tuy nhiên thường để lại vị khó chịu nếu không được rửa lại cẩn thận bằng nước sạch.

Trong thiên nhiên trứng giun đũa thường bị hủy hoại bởi ánh nắng mặt trời và điều kiện thời tiết khô hanh.

tình hình nhiễm giun đũa

Tình hình nhiễm giun đũa trên thế giới

Các nước châu Âu: do điều kiện khí hậu lạnh, khô làm cho sự phát triển trứng giun đũa ở ngoại cảnh bị hạn chê” nhiều. Theo các nghiên cứu sự tồn tại của trứng giun ở vùng ngoại ô Matxcơva thì qua mùa lạnh số trứng giun đũa sống sót lại chỉ còn 1 – 2% và tới mãi tháng 4, tháng 5 năm sau mới có điều kiện phát triển thành trứng có ấu trùng.

Ngoài điều kiện khí hậu, các nước châu Âu là nơi có mức sống cao, môi trường sạch, phân đều được xử lý trong các hố xí tự hoại, không còn phong tục sử dụng phân người làm phân bón. Do đó bệnh giun đũa hầu như không còn (dưới 1%). Tuy nhiên trong đại chiến II (1939 – 1945), tỷ lệ bệnh giun đũa cũng cao, ở Ý qua xét nghiệm trẻ em tỉ lệ tới 12 – 75%, ở nông thôn Hà Lan có nơi 45% nhiễm giun đũa. Ở Pháp, Đức, Bở Đào Nha cũng thấy tỷ lệ bệnh giun đũa cao. Khi hết chiến tranh, bệnh giun đũa giảm nhanh (theo thông kê của Tổ chức y tê thế giới WHO).

Các nước châu Phi và châu Mỹ Latinh: do vân đề ô nhiễm môi trường của bệnh giun sán, do khí hậu nóng, ẩm, do đời sông của nhân dân còn thấp nên tỷ lệ bệnh giun đũa hiện vẫn còn xấp xỉ 8% (châu Mỹ Latinh) 12% (châu Phi).

Các nước châu Á: tỷ lệ giun đũa còn cao ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Mianma, có nhiều vùng tỷ lệ nhiều giun đũa lên tới 50% dân số.



 Từ khóa tìm kiếm nhiều: giun tóc, bệnh giun sán ở người

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét