Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Tìm hiểu bệnh ấu trùng sán lợn

       Bệnh ấu trùng sán lợn là một bệnh nguy hiểm đối với con người. Bệnh này có từ lâu và có ở hầu hết các nơi trên thế giới, đặc biệt liên quan tới giống lợn, liên quan tới phong tục tập quán nuôi lợn thả rông của một số dân tộc, hoặc do điều kiện vệ sinh kém của con người trong những thời gian sơ khai nước ta cũng vạy, bệnh ấu trùng sán lợn chắc chắn có và có từ lâu. Tuy nhiên trong các y văn mới nhắc tới nhiều từ những năm 1980.

     Ở việt Nam từ những năm 1970 tới nay đã có các công trình nghiên cứu về bệnh ấu trùng sán lợn. Tuy nhiên ban đầu các thầy thuốc chỉ mói đặt vấn đề điều trị bệnh ấu trùng sán lợn thể dưới da. ở bệnh viện và Bộ môn Ký sinh trùng – TrườngĐại học Y Hà Nội đã tiêm vào kén bằng thuốc chloroquin phối hợp uống DEC, kết quả đạt 30% (Phạm Hoàng Thế, 1986).

Từ 1980 cũng đã tiến hành điều trị bệnh nhân ấu trùng sán lợn bằng praziquantel đạt hiệu quả tốt trong các trường hợp ấu trùng sán lợn ở não (Phạm Hoàng Thế – Phạm Trí Tuệ, 1987).

Năm 1992 Hoàng Đức Kiệt đã công bố kết quả về chẩn đoán bệnh ấu trùng sán lợn bằng CT Scanner (các tác giả khác cũng đã đi sâu vào bệnh ấu trùng sán lợn: Ngô Đăng Thục, Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Phúc Lập 1994)

 bệnh ấu trùng sán lợn

ĐẶC ĐIỂM BỆNH SINH

Sán lợn (Taenia solium)

Sán lợn (Taenia solium) là loại sán dây phổ biến trong nhân dân ta, bệnh có tỷ Lệcao ởcác vùng núi, vùng liên quan tới phong tục tập quán nuôi lợn thả rông đồng thời có thói quen ăn các món thịt lợn chưa được nấu chín (nem, chạo tiết canh …).

Ấu trùng sán lợn

Nếu lợn ăn phải trứng sán dầy lợn, thường là do các đốt sán bị phân hủy giải phóng trứng ra ngoại cảnh; cũng có thể lợn ăn phân người hoặc do lợn được thả rông ăn phải các đốt sán chứa trứng. Sau khi ăn phải trứng sán dây, trứng này sẽ vào ruột trở thành ấu trùng. Các ấu trùng sán sẽ theo hệ bạch mạch hoặc xuyên các lớp tổ chức để đi đến ký sinh ở cơ vân của lợn.

Ấu trùng sán lợn thường hay ký sinh tại các cơ hoành, cơ lưỡi của lợn. Ngoài ra ấu trùng sán lợn cũng có thể ký sinh tới tất cả các cơ vân vùng tay, chân, ở thân thể. Ấu trùng ký sinh có thể ở sâu trong bắp cơ vân hoặc cũng có thể ở lốp ngoài của cơ, dưới da.

Trong trườnghợp lợn bị bệnh ấu trùng sán lợn người ta thường gọi là “lợn gạo”. Ngoài cơ vân, ấu trùng sán lợn có thể ký sinh tại các cơ quan nội tạng: tim, phổi, thận, lách và đặc biệt là ởmắt, não, cá biệt có thể ở tủy sống.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: giun tóc, bệnh giun sán ở người

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét