Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Các nguyên lý về đạo đức nghiên cứu

  Khi tiến hành các nghiên cứu cần phải cân nhắc những nguyên lý sau về đạo đức nghiên cứu:

- Cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực trong nghiên cứu, áp dụng các nguyên lý về nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu cũng như phổ biến kết quả nghiên cứu.

- Khi tiến hành nghiên cứu trên người, phải tôn trọng hạnh phúc, quyền, lòng tin, nhận thức, phong tục tập quán của các cá nhân và tập thể tham gia nghiên cứu.

- Người nghiên cứu có trách nhiệm hạn chế thấp nhất các nguy cơ xấu hay khó chịu đối với đôi tượng nghiên cứu.

 - Khi thiết kế nghiên cứu phải bảo đảm đặt phẩm giá và sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu lên trên mục đích nghiên cứu.

- Phải bảo đảm công bằng trong nghiên cứu, có nghĩa là có sự phân bố đều và cân bằng lợi ích giữa các đối tượng nghiên cứu.

-  Tránh gây nguy cơ lên các nhóm nghiên cứu.

- Thiết kế nghiên cứu sao cho việc lựa chọn, mời, đưa vào hay loại trừ ra khỏi nghiên cứu một cách công bằng.

- Không phân biệt đối xử trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu theo các khía cạnh về giới, chủng tộc, tôn giáo, mất khả năng lao động, trừ khi cần thiết phái nghiên cứu ỏ một số’ nhóm đặc biệt.

- Tỷ lệ giữa nguy cơ và lợi ích đối với đối tượng nghiên cứu có thể khác nhau. Trong các nghiên cứu lâm sàng, khi việc chăm sóc bệnh nhằn gắn với việc nghiên cứu, nguy cơ phải được thăng bằng với lợi ích của việc chăm sóc.

- Trước khi tiên hành nghiên cứu phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu.

- Phải cung cấp cho họ các thông tin chi tiết về mục tiêu, phương pháp, yêu cầu, nguy cơ, bất lợi, khó chịu và những hậu quả có thể xảy ra trong nghiên cứu.

- Để họ quyết định tự nguyện tham gia nghiên cứu.

Các nguyên lý về đạo đức nghiên cứu

- Trong trường hợp đôi tượng nghiên cứu không có khả năng quyết định, thì phải phổ biến các thông tin cho các nhà chức trách nắm rõ luật để họ quyết định.

- Đối tượng nghiên cứu có thể từ chối tham gia nghiên cứu mà không cần phải giải thích lý do.

- Sau khi đốĩ tượng nghiên cứu đồng ý tham gia nghiên cứu, từng người, tập thể đối tượng nghiên cứu hay cộng đồng phải ký vào một phiếu đồng ý hoặc ghi âm lại là đã đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Sự đồng ý tham gia nghiên cứu phải là tự nguyện mà không có cưỡng bức, thuyết phục.

- Một số thiết kế nghiên cứu không đòi hỏi phải có sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu như các nghiên cứu hay điểu tra dịch tễ học vô danh, các quan sát ỏ nơi công cộng.

- Đối  tượng nghiên cứu có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.

     Các đề cương nghiên cứu phải chứng minh được tính hợp lý của nó, về đóng góp cho khoa học, dựa trên tham khảo kỹ các tài liệu và nếu có thể được, cần có các xét nghiệm trên động vật hay phòng thí nghiệm.

     Nghiên cứu phải được giám sát bởi một nhóm những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, có trình độ về vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu phải sử dụng các cơ sở/diều kiện nghiên cứu thích hợp và có đủ các kỹ năng, nguồn lực có khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh đối với đối tượng nghiên cứu.

     Nghiên cứu phải được Hội đồng đạo đức nghiên cứu phê chuẩn trưốc khi tiến hành nghiên cứu.

     Người nghiên cứu phải hoãn, ngừng hay thay đổi nghiên cứu theo hướng làm giảm nguy cơ nếu tìm thấy có các nguy cơ dôì với đôi tượng nghiên cứu.

     Gác kết quả nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phải được công bố cho mọi người và đối tượng nghiên cứu biết.

     Khi thu thập, lưu trữ, sử dụng cạc thông tin cá nhân về đôi tượng nghiên cứu hay về quần thể nghiên cứu phải cố gắng bảo đảm tính bí mật và sự nhạy cảm về văn hoá. cần phải có sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu.

     Khi kết quả nghiên cứu chứa các thông tin có ý nghĩa về lâm sàng, người nghiên cứu và cơ quan nghiên cứu phải có trách nhiệm giữ an toàn và bảo quản hồ sơ đế có thể tra cứu lại khi cần thiết.

     Khi nghiên cứu được tiến hành ở nước ngoài, phải tuân thủ các yêu cầu về đạo đức của nước chủ trì/hỗ trợ nghiên cứu và của nước tiến hành nghiên cứu.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan lớn, trieu chung giun san

Suy luận sinh học từ kết hợp thống kê

        Sau khi đã khẳng định sự kết hợp giữa một yếu tố nguy cơ và bệnh từ nghiên cứu thì bước tiếp theo bao giờ cũng đi tới việc xác định xem liệu kết hợp đó có phù hợp với các dữ kiện thu thập được, từ các cá thể ồ trong nhóm đó hay không, bằng cách tìm những câu trả lời cho các câu hỏi như: ở những người bệnh có gặp những đặc tính đó nhiều hơn những người không có bệnh hay không? Hoặc ố những người có đặc tính đó, bệnh phát triển nhiều hơn những người không có đặc tính đó hay không? Sự xác định từ những dữ kiện của cá thể là rất cần thiết vì nó sát với ý nghĩa sinh học hơn là những nghiên cứu từ những dữ kiện theo nhóm, hơn nữa những nghiên cứu từ những dữ kiện theo nhóm dễ có thế mắc những “ngụy biện sinh thái” rất cần phải chú ý đến.

Suy luận sinh học từ kết hợp thống kê

         Hiện nay, người ta còn đưa vào trong đề cập dịch tễ học những khái niệm cụ thê hơn trong những lĩnh vực khác nhau của y học: đề cập dựa trên quần thể, đề cập nguy cơ cao. Trong đề cập dựa trên quần thể thì một biện pháp dự phòng được ốp dụng rộng rãi cho toàn bộ quần thể, thí dụ chế độ ăn tiết chế đề phòng bệnh mạch vành hoặc những lời khuyên không hút thuốc lá cho toàn dân. Cũng trong lĩnh vực phòng bệnh, có những biện pháp là dành cho một nhóm có nguy cơ cao, như biện pháp sàng lọc cholesterol cho trẻ em thì chỉ giới hạn với trẻ sinh ra ở những gia đình có nguy cơ cao. Những đề cập dựa trên quần thể có thể coi là những đề cập y tế công cộng khi nó phải không tốn kém và vô hại đề cập nguy cơ cao có thể tôn kém hơn, bất tiện hơn và thường đòi hỏi cả các hoạt động lâm sàng để xác định nhóm có nguy cơ cao đó. Trong hầu hết các tình huống thì việc kết hợp cả hai đề cập này là lý tưởng hơn cả.

        Lĩnh vực thực hành lâm sàng phụ thuộc vào những dữ kiện quần thể, cả quá trình chẩn đoán, tiên lượng cũng là những đề cập dựa trên quần thể. Và cả quá trình chọn lựa một phương pháp điều trị thích hợp cũng phải dựa trên quần thể, nói khác đi, người thầy thuốc đã áp dụng một mô hình xác suất dựa trên quần thế cho các bệnh nhân đến vối mình.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác hại của giun đũa, bệnh giun sán

Thí dụ kinh điển về hút thuốc lá và ung thư phổi

        Thí dụ kinh điển về hút thuốc lá và ung thư phổi là một minh hoạ. Dựa trên nhiều nghiên cứu mô tả về ung thư phổi với những tỷ lệ chết khác nhau và lượng tiêu thụ thuốc lá cũng khác nhau, gần như theo cùng một chiều hướng, người ta thấy mối tương quan giữa sự tiêu thụ thuốc lá và các tỷ lệ chết về ung thư phổi.

         Vì kết quả cho thấy có sự tương quan ở một số quần thể nên người ta đã nghiên cứu một bước tiếp theo là so sánh tỷ lệ người hút ở tất cả các nước có tỷ lệ chết vì ung thư phổi và cho kết quả là tỷ lệ người hút thuốc lá cao ỏ các nước có tỷ lệ chết ung thư phổi cao. Từ đó, người ta tiến hành các nghiên cứu kiếm định giả thuyết về môi liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư phổi bằng nghiên cứu quan sát thói quen hút thuốc lá cúa các cá thể trong quần thế đó.

kinh điển về hút thuốc lá

        Sau khi giả thuyết đề xuất từ các nghiên cứu mô tả đã được kiểm định là đúng bởi các nghiên cứu phân tích tiến hành trên quần thể, người ta tiến hành các nghiên cứu can thiệp nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp tác động vào yếu tố nguy cơ nhằm làm giảm khả năng mắc hoặc chết do bệnh đó thường là các can thiệp tiêm phòng vắcxin, thay đổi hành vi, lối sống hay các phương pháp điều trị mối.

        Nếu các nghiên cứu dịch tễ học nêu trên mang lại những kết quả tin cậy và có giá trị, người ta có thể xây dựng được các mô hình dịch tễ học về sự xuất hiện, lan tràn và dự phòng bệnh trạng mà ta nghiên cứu.


Đọc thêm tại:

Fluor và bệnh sâu răng

        Thí dụ kinh điển về đề cập dịch tễ học là mối quan hệ nhân quả giữa lượng fluor trong nước ăn uống vối bệnh sâu răng của các răng vĩnh viễn ở cả trẻ em và người lớn. Người ta nhận thấy rằng bình thường ở nhiều vùng địa lý khác nhau bệnh sâu răng xảy ra không nhiều, song có một sô” vùng lại có tỷ lệ sâu răng rất cao. Từ đó, người ta tiến hành nghiên cứu về tất cả các yếu tô” nguy cơ có thể liên quan đến căn nguyên của bệnh song song vối việc điều trị cho từng cá thể.

Fluor và bệnh sâu răng

        Mãi sau nhiều năm nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng ở những cộng đồng có bệnh sâu răng thì lượng fluor ở trong nước ăn rất thấp, thấp hơn nhiều lần trong nước ăn uống ở cộng đồng không xảy ra sâu răng. Một giả thuyết nhân quả đã được hình thành là “lượng fluor ở trong nước ăn uống phải chăng có liên quan đến bệnh sâu răng” và tiến tới một giả thuyết về can thiệp là” có thể phòng ngừa bệnh sâu răng có hiệu quả nếu ta chủ động đưa fluor vào nước ăn uống trong những vùng mắc sâu răng nặng nề”.

         Lúc đó, người ta cũng đã biết cần phải thiết kế được hai nhóm cá thể tham gia nghiên cứu: một nhóm ăn uống nước có thêm fluor, một nhóm vẫn như cũ, sau phương án đó không thực thi được, vì trong một cộng đồng người ta thường dùng chung một nguồn nước và dùng lẫn lộn không so sánh được, nên sau đó phải tố chức nghiên cứu ở hai cộng đồng tương tự nhau ỏ bang New York là Newburgh (có cho fluor vào nước) và Kingston (làm nhóm chứng). Hai cộng đồng đó được so sánh là như nhau về chỉ sô sâu răng trước khi can thiệp, Sau đó 10 năm và những năm sau nữa ồ Newburgh hết hẳn bệnh sâu răng và đề cập dịch tễ hoc này đã được chứng minh về tính đúng đắn của nó.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: benh giun luon, bệnh giun sán ở người

Sự khác nhau giữa cách đề cập lâm sàng và dịch tễ học



Đề cập lâm sàngĐề cập dịch tễ học
Đối tượng
Người bệnh

Bệnh hay một hiện tượng sức khoẻ
Nội dungChẩn đoán bệnh ở từng cá thểXác định bệnh trong quần thể
Căn

nguyên
Làm bệnh nhân mắcXuất hiện, lan truyền bệnh trong quẩn thể
Muc đíchNgười bệnh khỏiKhống chế thanh toán bệnh trong quần thể
Theo dõiSức khoẻ người bệnhGiám sát dịch tễ học, phân tích hiệu quả của các biện pháp can thiệp ngăn ngừa bệnh xuất hiện trong quần thể
cập lâm sàng và dịch tễ học

           Nếu những người làm công tác chữa bệnh quan tâm đến từng người bệnh từ chẩn đoán, điểu trị và chăm sóc sức khoẻ sau khi điều trị thì những người làm công tác dịch tễ học lại quan tâm đến các bệnh xảy ra trong cộng đồng, theo dõi diễn biến của nó và các biện pháp ngăn ngừa việc lan truyền bệnh.

          Đề cập dịch tễ học là một quá trình lập luận qua nhiều bước nối tiếp nhau về xác suất xuất hiện một sự kiện sức khoẻ, dựa trên những quan sát sự kiện không phải trên một cá thể nhất định nào mà trên cả một quần thể. Trong cách đề cập dịch tễ học, một khái niệm cần được hiểu rõ là một hiện tượng sức khoẻ của quần thể không phải chỉ đơn giản là tổng các hiện tượng sức khoẻ của cá thể mà còn có nhiều yêu tố khác chi phôi vào nữa.

            Những đề cập chung của một nghiên cứu dịch tễ học

           Việc cung cấp những thông tin dịch tễ học (có thể bổ sung vói những thông tin từ các môn học khác nữa như di truyền học, vi sinh vật học, hoá sinh học, sinh học, xã hội học…) để làm sáng tỏ nguyên nhân của bệnh.

            Việc xác định xem các thông tin dịch tễ học có phù hợp để có thể kiểm định các giả thuyết nhân quả.

          Việc cung cấp cơ sở cho những kế hoạch phát triển và đánh giá các chương trình phòng chữa bệnh cho các thực hành y tế công cộng và các dịch vụ sức khoẻ khác.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: bệnh sán lá gan, benh giun san

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Lịch sử phát triển của dịch tễ học thời kì sơ khai

         Dịch tễ học là một khoa học y học rất cổ. Từ hơn 2000 năm, Hipocrate là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học này. Ông đã đưa ra quan niệm rằng: sự phát triển bệnh tật ở người có thể liên quan đến những yếu tố của môi trường bên ngoài của một cá thể, nhưng vào thời đó và một thời gian dài tiếp theo dịch tễ học đã phát triển rất chậm.

         Để đi tối được quan niệm dịch tễ học hiện đại như ngày nay, lịch sử phát triển của dịch tễ học trải qua nhiều thời kỳ, nổi bật nhất là ba cột mốc đánh dâu những giai đoạn phát triển đặc biệt góp phần hình thành cơ sở phát triển của dịch tễ học hiện đại: John Grauntj William Farr và John Snow.Jfc, John Graunt là người đầu tiên đã đinh lương các hiện tượng sức khoẻ và bắt dầu chú ý rằng tần sô’ mắc bệnh khác nhau ồ các lứa tuổi khác nhau, giới tính khác nhau.

Lịch sử phát triển của dịch tễ học

         Năm 1662, ông đã phân tích số sinh, tử ồ Luân Đôn và thấy rằng cả sinh lẫn tử ở nam đều trội hơn nữ, tỷ lệ chết ở trẻ em cao hơn các lứa tuổi khác. Ngoài ra, J. Graunt còn thấy rằng: sô’ mắc dịch hạch ở Luân Đôn có khác nhau ởcác năm khác nhau và ông cũng đã nêu lên các đặc điểm của những năm có dịch xảy ra.

        Năm 1893, William Farr đã thiết lập một hệ thông đếm số chết và nguyên nhân chết ở cả Anh và xứ Wales liền trong 40 năm và nhấn mạnh đêh sự khác nhau ở những người có vợ chồng với những người sống độc thân, ở những nghề nghiệp khác nhau, tỷ lệ chết do mắc tả ồ các độ cao khác nhau…

        Ông đã đóng góp rất nhiều cho việc hình thành về phương pháp nghiên cứu dịch tễ học hiện đại như định nghĩa quần thể có nguy cơ, phương pháp so sánh giữa các đối tượng khác nhau, chọn nhóm so sánh thích hợp và rất coi trọng đến các yếu tố có thể liên quan đến tình trạng sức khoẻ như tuổi, thời gian phơi nhiễm…. Như vậy, cả John Graunt và William Farr đã đề cập ở các mức độ khác nhau đến sự phân bố tần số và coi trọng sự phân bố tần số này là khác nhau ở những thời gian khác nhau, ở những nơi khác nhau và ở những nhóm người khác nhau, nhưng chưa lý giải được tại sao lại có sự khác nhau đó.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan nhỏ, trieu chung giun san

Quá trình phát triển của dịch tễ học

        Khoảng hai mươi năm sau w. Farr, John Snow là người đầu tiện đưa ra giả thuyết về một yếu tố bên ngoài có liên quan chặt chẽ với một bệnh. John Snow đã bỏ ra nhiều công sức quan sát dịch tả ở Luân Đôn vào những năm bôn mươi, năm mươi của thê’ kỷ XIX. Lúc đó, tất cả các công ty cung cấp nưốc cho Luân Đôn là Lambeth, South Wark và Vauxhall đều lấy nước từ sông Thames – điểm bị nhiễm bẩn nặng nề của nước thải thành phố.

        Sau đó giữa năm 1849 – 1854, công ty Lambeth đổi nguồn lên thượng lưu, nơi không bị nhiễm nước thải của thành phố thì thấy tỷ lệ mắc tả giảm hẳn. Tất cả những quan sát đó đã dẫn đến giả thuyết của John Snow là nước của các công ty cung cấp nưốc South Wark và Vauxhall đã làm tăng nguy cơ mắc tả. Ông cũng nhấn mạnh rằng có thể có các yếu tô’ khác tham gia vào nữa nhưng rõ ràng là tả lan truyền qua nước (mặc dầu lúc đó cơ chê’ lan truyền theo nưốc còn chưa được biết). Đây là một giả thuyết mà sau đó đươc kiểm đinh và vẫn còn giữ nguyên vẹn giá trị đến ngày nay.

Quá trình phát triển của dịch tễ học

       Rõ ràng John Snow là người đầu tiên đã nêu đầy đủ các thành phần của định, nghĩa dịch tễ học và đã quan niệm đúng định nghĩa của dịch tễ học. (Dịch tễ học hiện đại đang sử dụng ngày nay) đã không những hình thành một giả thuyết mà còn kiểm định giả thuyết đó nữa. Từ đó đến nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các khoa học cơ bản và y học cơ sỏ, dịch tễ học đã có thể cung cấp những phương pháp dịch tễ học tin cậy trong việc nghiên cứu của tất cả các lĩnh vực y học.

         Thành tựu đáng chú ý nhất là các phương pháp thiết kế nghiên cứu dịch tễ học và các kỹ thuật thu thập, phân tích các dữ kiện dịch tễ đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc đánh giá vai trò của các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh mạn tính và hiệu quả của các biện pháp can thiệp điều trị và dự phòng. Với sự phát triển của máy vi tính, các kỹ thuật và các phương pháp dịch tễ học ngày nay có thể triển khai trên những quy mô rộng lớn đối vói nhiều vấn đề sức khoẻ khác nhautrong những thời gian khá dài đã làm tăng độ chính xác và độ tin cậy của các công trình nghiên cứu dịch tễ học trong mọi lĩnh vực y tế tiến hành trên quần thể người, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng ngay cả trước khi những cơ chế xuất hiện và lan truyền một vấn đề sức khoẻ nào đó chưa được biết rõ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: giun tóc, bệnh giun sán ở người

Mục tiêu của dịch tễ học

        Đề xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu nhất để phòng ngừa, không chế và thanh toán những vấn đề ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người.

        Các mục tiêu chuyên bit của dch t hc

         Xác định căn nguyên hay các yếu tố nguy cơ của bệnh

        Vì mục đích cuối cùng của chúng ta là tiến hành những can thiệp nhằm làm giảm thiểu tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết đối với một bệnh, nên trước hết chúng ta phải xây dựng được một chương trình phòng chống thích hợp, nghĩa là chúng ta cần biết bệnh đã lan truyền từ cơ thể này sang cơ thể kia như thế nào. Nếu chúng ta biết rõ được các yếu tố căn nguyên hoặc những yếu tố nguy cơ của bệnh và có thể làm giảm thiểu việc loại trừ phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ đó, thì chương trình phòng chống vối bệnh mới có hiệu quả.

Mục tiêu của dịch tễ học

          Xác đnh tỷ l, phân bvà chiều hướng bệnh trong cng đồng

        Xác định tỷ lệ mắc bệnh đó trong cộng đồng, phân bố của nó như thế nào, mức độ phổ biến hay lan tràn trong cộng đồng. Nói một cách khác là gánh nặng bệnh tật đó trong cộng đồng là như thế nào. Điều này rất quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch cung cấp các dịch vụ đối với sức khoẻ cộng đồng cũng như cho các kế hoạch đào tạo cán bộ tương lai cho các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

         Nghiên cứu quá trình diễn biến t nhiên và tiên lượng ca bệnh

       Trong số các bệnh trạng của loài người, quá trình tự nhiên và tiên lượng của các bệnh đó là có khác nhau. Có những bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn các bệnh khác, một số bệnh gây tử vong nhanh chóng, một sô bệnh khác lại có thời kỳ sống sót hoặc dài hoặc ngắn… Tất cả những điều đó đòi hỏi chúng ta phải xác định được quá trình diễn biến tự nhiên của bệnh, từ đó chúng ta mới có thế xây dựng được những chương trình can thiệp thích hợp hoặc trong điều trị hoặc trong việc phòng ngừa những biến chứng của bệnh.

         Đánh giá các hiệu quả của các biên pháp phòng bệnh và chữa bệnh trong chăm sóc sức khoẻ

       Dịch tễ học có nhiệm vụ quan trọng là cung cấp những thiết kế nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của những biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh một cách khách quan và đáng tin cậy.

          Cung cấp cơ sở cho viêc phát triển các chính sách liên quan đến vấn đ sức khoẻ

         Mọi quyết định về đường lối và chính sách đều phải dựa trên những thông tin hay bằng chứng khoa học đáng tin cậy. Dịch tễ học sẽ cung cấp những phương pháp nhằm đưa ra các thông tin về tình hình, phân bố, yếu tố nguy cơ và hiệu quả của các biện pháp can thiệp và dự phòng, làm cơ sỏ cho việc đề xuất những chính sách phù hợp, đặc biệt trong việc cung cấp các dịch vụ y tế nhằm cải thiện sức khoẻ cộng đồng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá máu, bệnh giun sán

Các nội dung của dịch tễ học

           Bằng cách sử dụng kết hợp các kiến thức và các thành tựu của các ngành y học liên quan và với những phương pháp riêng của mình, dịch tễ học có khả năng thực hiện nhiệm vụ cúa mình là xác định căn nguyên hay yếu tố nguy cơ của các hiện tượng sức khoẻ cộng đồng hay ít nhất cũng tạo ra những yếu tố nguy cơ chi phôi sự phát sinh và diễn biến của bệnh trạng để rồi từ đó đề xuất ra những biện pháp đúng đắn, hữu hiệu nhằm hạn chế và thu hẹp dần sự phân bố, tần sô các bệnh trạng tiến tới thanh toán các bệnh trạng đó trong quần thể.

Các nội dung của dịch tễ học

           Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược đó, dịch tễ học có một tập hơp các nhiêm vụ thông qua các nội dung hoạt động sau:
  1. Mô tảbệnh trạng với sự phân bố của chúng dướicác tác động: chủ thể con người – không gian – thòi gian, trong mối quan hệ tương tác thường xuyên của cơ thê cùng các yếu tô nội ngoại sinh, nhằm hình thành nên những giả thuyết về quan hệ nhân quả giữa yếu tố nguy cơ và bệnh trạng (Dịch tễ học mô tả).

  2. Dữ kiện thu thập được từ dịch tễ học mô tả, cùng với việctìm cách giải thích những yếu tố căn nguyên có thể chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện và phân bố với bệnh trạng. Tiến hành những nghiên cứu phân tích, áp dụng các kiến thức về cả thống kê học, y sinh học để xác định căn nguyên và những tác động của chúng đến các hiện tượng sức khoẻ nghiên cứu. Nói một cách khác là tiên hành kiểm định những giả thuyết được hình thành từ dịch tễ học mô tả, trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp can thiệp thích hợp (Dịch tễ học phân tích).

  3. Để kiểm trạ, đánh gịậ một cách, chủ động tính chính xác yà thích hợp của, những biện pháp can thiệp được đề xuất từ các nghiên cứu dịch tễ học phân tích, dịch tễ học tìm cách thử nghiệm, so sánh hiệu quả của các biện pháp can thiệp khác nhau hay so sánh với nhóm đổi chứng bằng những phương pháp kỹ thuật ít sai số nhất nhằm mang lại những thông tin có giá trị nhất về hiệu quả của các biện pháp can thiệp (Dịch tễ học can thiệp).

  4. Xây dựng các mô hình lý thuyết yề bệnh trạng đã được nghiên, cứu trên cơ sở khái quát hoá sự phân bố cùng vói những môi tương tác vối các yếu tố căn nguyên, giúp cho việc ngăn ngừa khả năng xuất hiện, gia tăng và phân bố rộng rãi của bệnh trạng trên thực tế trong những quần thể tương tự khác (Dịch tễ học lý thuyết).

 Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan, benh giun san

Đối tượng nghiên cứu của dịch tễ học

         Dịch tễ học nghiên cứu các quy luật của sự phát sinh (xuất hiện, tái diễn) và diễn biến (gia tăng, giảm đi, kết thúc) của các hiện tượng sức khoẻ xảy ra trong quần thể người trên những quy mô nhất định làm ảnh hưỏng không tốt đến sức khoẻ cộng đồng và năng suất lao động của xã hội.

       Các bệnh trạng được kể ở đây bao gồm, ngoài các bệnh trạng đã hình thành định nghĩa rõ ràng như các bệnh truyền nhiễm, các bệnh mạn tính (nổi lên rõ nét hiện nay như các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh cơ địa, chuyển hoá, các bệnh di truyền…) còn. bao gồm mọi trạng thái không bình thường về thể chất, tâm thần, xã hội của dân chúng. Cũng như đoi với các phạm trù khác, những bệnh trạng đó phát sinh và diễn biến mà ngày nay người ta dần dần nhận thức được một cách sáng tỏ là mọi bệnh trạng đều không phải tự nhiên và cố xảy ra mà đều có những nguyên nhân nhất định và các nguyên nhân đó chắc chắn có thể phòng được. Trong mối liên hệ của chúng, các bệnh trạng chịu ảnh hưởng tác động qua lại chặt chẽ của nhiều yếu tô’ bên trong và bên ngoài khác nhau.

nghiên cứu của dịch tễ học

       Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của dịch tễ học là các quy luật phân bố của các bệnh trạng xảy ra trong những quần thể dân chúng nhất định vối các yếu tố nguyên nhân chi phôi tình trạng phân bố đó. Sự phân bô đó cùng căn nguyên của chúng không cố định mà thay đổi không đồng đều theo thòi gian, từ nơi này sang nơi khác và theo phản ứng của cơ thế con người trước những yếu tố của môi trường xung quanh. Trong môi liên hệ thời gian, loài người đã chứng kiến sự thanh toán hay xuất hiện của một sô’ bệnh, một số bệnh khác ổn định hoặc tàng giám trong nhũng khoảng thời gian hoặc ngắn hoặc dài, tuỳ thuộc theo tính chất của từng bệnh trạng, tuỳ theo khả năng phản ứng và nhận thức của con người trước bệnh trạng đó. Trong mấy chục năm gần đây, người ta thấy xu hướng tăng nhiều của ung thư hô hấp, giảm nhiều của ung thư dạ dày và ung thư đại tràng ổn định. Tương tự như vậy cũng có sự thay đổi về phân bố bệnh theo không gian, nước này đến nước khác.

         Đối với chủ thể của con người, bện canh những đặc điểm về tuổi, giới tính, phong tục tập quán, chủng tộc, dân tộc… người ta còn quan tâm đến cả những đặc,thù sinh học, tâm sinh lý trong môi tương tác toàn diện vối các đặc điểm tự nhiên, xã hội trong đó các cá thể sinh sống.


Đọc thêm tại:

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Định nghĩa dịch tễ học

      Từ trước đến nay, cùng với sự phát triển của dịch tễ học, đã có nhiều định nghĩa về môn học này, mỗi định nghĩa đánh dấu một bước phát triển ở thời kỳ đó. Gần đây, Dịch tễ học được định nghĩa là một khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc chết đối với các bệnh trạng cùng với những yếu tố quy định sự phân bố của các yếu tố đó và ứng dụng của các nghiên cứu này để kiểm soát các vấn đề sức khoẻỞ định nghĩa này cần chú ý hai thành phần liên quan chặt chẽ với nhau: sự phân bố tần số và các yếu tố qui định sự phân bố tần số đó.

      Sự phân bố chất đối với một bệnh trạng nhất định được nhìn từ ba góc độ của dịch tễ hoc: con người- không gian- thời gian, để có thể trả lời được một câu hỏi là một bệnh trạng nào đó được phân bố như thế nào, ỏ những ai (tuổi nào, giới tính nào, nghề nghiệp nào, dân tộc nào…) ở đâu (vùng địa lý nào, nước nào…) vào thời gian nào (trước kia, hiện nay, vào những năm nào tháng nào…).

      Các bệnh trạng bao gồm mọi yếu tố nội và ngoại sinh thuộc nhiều lĩnh vực, bản chất khác nhau có ảnh hưởng đến sự mất cân bằng sinh học đối vối một cơ thể khiến cơ thể đó không duy trì được tình trạng sức khoẻ bình thường nữa. Nghiên cứu các yếu tố quy định, sự phân bố tần số tình trạng đó, xem tại sao lại có sự phân bố như vậy, mọi lý giải được các yếu tố nguyên nhân hoặc các yếu tố phòng ngừa đối với từng bệnh trạng nhất định.

dịch tễ học

        Ở cả hai thành phần của định nghĩa này đều có liên quan chặt chẽ đến tần số mắc và tần số chết, nói cách khác là phải định lượng các hiện tượng sức khoẻ đó dưới dạng số tuyệt đối, đo đếm chính xác và dưới dạng tỷ số để có thể đem so sánh được. Sự hiểu biết và nắm vững hai thành phần liên quan chặt chẽ vối nhau đó trong định nghĩa dịch tễ học là rất cần thiết trong quá trình lập luận dịch tễ học. Quá trình lập luận dịch tễ học thường được bắt đầu bằng sự nghi ngờ về những ảnh hưởng có thể có của một phơi nhiễm đặc thù nào đó đến sự xuất hiện, duy trì, thoái trào của một bệnh trạng nhất định.

       Sự nghi ngờ này có thể nảy sinh từ những thực hành lâm sàng, xét nghiệm, những báo cáo thu thập tình hình các bệnh trạng, từ những nghiên cứu mô tả dịch tễ học các bệnh trạng để phác thảo nên những giả thuyết về sự liên quan giữa một phơi nhiễm đối với một bệnh trạng: giả thuyết về môt quan hệ nhân – qụả. Giả thuyết nhân quả này sẽ được kiểm định bằng các nghiên cứu dịch tễ trên thông qua việc so sánh một nhóm chủ cứu và một nhóm đối chứng để xác định xem có một kết hợp thông kê hay không, bao hàm cả việc loại trừ các sai số hệ thông, loại trừ các may rủi và nhiễu, sau đó tiến hành một suy luận xem kết hợp thống kê đó có phản ánh một kết hợp nhân quả giữa một phơi nhiễm và bệnh hay không.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan lớn, trieu chung giun san

Vật chủ trong chu kỳ giun đũa

     Giun đũa A. lumbricoides là loài giun đũa đặc hiệu cho người, loài này không có khả năng ký sinh ở các loài động vật khác. Ngược lại các loài giun đũa khác (giun đũa trâu bò, giun đũa lợn…) cũng không có khả năng nhiễm sang người.

     Nhưng trong thực tế có thể có tình trạng lạc chủ, nghĩa là người có thể nhiễm phải giun đũa của chó, lợn… trong tình trạng “mắc phải”. Trong trường hợp này ấu trùng lạc chủ không có khả năng phát triển trong cơ thể người đến giai đoạn trưởng thành ở ruột nhưng ngược lại cơ thể người có phản ứng miễn dịch mạnh đối với loài giun lạ này. Hiện tượng này gọi là hiện tượng lạc chủ.

Vật chủ trong chu kỳ giun đũa

    Ngoài hiện tượng lạc chủ, chu kỳ giun đũa còn có thể xảy ra hiện tượng lạc chỗ là vi trong quá trình ấu trùng chu du ấu trùng vẫn tiếp tục phát triển về kích thước. Vì giun đũa là loài giun to nên sự phát triển ấu trùng giai đoạn III, IV, V là rất nhanh, kích thước từ 0,5 mm tới 1 – 2 mm nên giun có thể mắc lại ở các kẽ van tim, ngược lại có thể vào tĩnh mạch tối phổi để vào hệ thông động mạch chủ, từ đó ấu trùng có thể di chuyển tới các nơi của cơ thể người. Trong ngoại khoa người ta có thể tìm thấy giun đũa ở tim phải, ở động mạch khỏe… Hiện tượng lạc chỗ gây ra các bệnh của hệ thống tuần hoàn. Chúng ta rất cần biết để phân biệt giun đũa lạc chỗ và giun đũa di chuyển (giun chui ống mật, giun chui vào ông tụy, giun chui vào ruột thừa, giun chui lên dạ dày, giun chui vào ống tai).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: benh giun luon, bệnh giun sán ở người

Người ngoại cảnh trong chu kỳ giun đũa

     Giun đũa sống ở trong ruột non của người. Khu vực sống của giun đũa là phần đầu và phần giữa của ruột non. Giun đũa sống thích hợp ở môi trường có pH 7,5 – 8,2. Nếu đi lên phần dạ dày pH toan, giun không sống được, còn nếu chuyển về phần sau của ruột non thì sinh chất nghèo không đủ nuôi sống giun đũa.

     Qua thực nghiệm nuôi giun đũa của Phạm Hoàng Thế, Đỗ Dương Thái, Phạm Ngọc Thái 1971 cho thấy nếu nuôi giun đũa ở pH 7,5 – 8,2 thì giun sống mềm mại, nhu động bình thưởng. Nếu pH chuyển về acid từ 6 – 7 thì giun có tình trạng kích động, giun xoắn vào nhau và thường chui qua các ông nhở đê tránh môi trường acid.Giun đũa đực và cái trưởng thành giao hợp và đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoại cảnh. Đòi sống của giun đũa ngắn, thường kéo dài từ 13 – 15 tháng. Quá thời gian này, giun đũa thường bị nhu động ruột đẩy ra ngoài theo phân.

chu kỳ giun đũa

     Ngoại cảnh là nơi ấp ủ trứng giun đũa. Khi trứng giun đũa ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, độ ẩm và có oxy) trứng giun từ một nhân sẽ phát triển đến giai đoạn có ấu trùng trong trứng. Nếu người ăn phải trứng giun đũa có ấu trùng này khi vào người trứng có ấu trùng sẽ phát triển thành giun đũa trưởng thành.

    Tuy nhiên, từ khi ăn phải trứng giun đũa có ấu trùng cho đến khi người mang giun đũa trưởng thành, ký sinh ở ruột phải trải qua thời gian trong vòng 60 ngày. Và bản thân ấu trùng giun đũa cũng phải có một quá trình chu du trong cơ thể người rồi mới tối được nơi ký sinh là ruột non. Quá trình chu du như sau: người ăn phải trứng giun đũa có ấu trùng, khi vào dạ dày, nhờ sức co bóp cơ học và dịch vị làm cho ấu trùng thoát ra khởi vở. Ấu trùng có kích thích: 0,2 mm, ấu trùng chui qua các mao mạch ở ruột vào tĩnh mạch mạc treo đế đi về gan. Thời gian qua gan là từ sau 3 – 7 ngày. Ấu trùng không ở lại gan mà chi đi qua gan, thời gian từ 3 – 4 ngày.

      Trong thực nghiệm người ta có thế thu hói ấu trùng giai đoạn II này với kích thước 0,5 – 0,8 mm. Sau đó ấu trùng lại theo tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ và vào tim phải. Từ tim phải ấu trùng theo động mạch phổi để tới phổi. Ta có thể thu hồi ấu trùng giun đũa giai đoạn phổi từ ngày thứ 5 – 14. Thời kỳ này ấu trùng ở giai đoạn III và IV với kích thước 1 – 2 mm. Ấu trùng giai đoạn phổi là thời gian ấu trùng xuất tiết và la kháng nguyên đã gây ra bệnh lý cho người. Ngược lại giai đoạn này cũng là thời gian gây cho cơ thể xuất hiện kháng thể chông giun đũa (Phạm Văn Thán, 1994). Sau khi thay vở ấu trùng giai đoạn IV từ các phế nang đã di chuyên vế vùng hầu họng từ đó người nuốt ấu trùng xuống ruột và ấu trùng sẽ trở thành giun đũa ký sinh ở ruột non.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác hại của giun đũa, bệnh giun sán

Cấu tạo của giun A. lumbricoides

Các cơ quan bên ngoài

A. lumbricoides là loại giun có kích thước lớn ký sinh ở người, giun cái dài và to hơn giun đực, khi giun trưởng thành con cái dài 20 – 25 cm, con đực dài 15 – 17 cm, giun đũa có màu trắng hồng như sữa, hai đầu nhọn, con đực có đuôi cong về phía bụng. Để nhận định hình thể giun đũa ta lần lượt quan sát.

- Đầu: Thuôn nhở có ba môi xếp cân đối, gồm một môi lưng và hai môi bụng. Bao bọc các môi là tầng kytin trong, trong môi là tủy môi. Hình dạng tủy môi cũng là một yếu tô đê định loại loài.

Cấu tạo của giun A. lumbricoides

- Thân: Tiếp theo đầu là thân giun, thân giun được bao bọc một lốp vở mà trước vân gọi là vở kytin, ở trên lớp vỏ có các vùng ngấn làm tăng ma sát phần vở để di chuyển. Đuôi: Đuôi giun đũa nhọn, gần đuôi sát về phía bụng có lỗ hậu môn. Lỗ hậu môn con đực cũng là lỗ phóng tinh. Đuôi giun đực thường cong để cuốn vào thân con cái chỗ lỗ sinh dục khi giao hợp. Con đực có 2 gai sinh dục bằng nhau, lỗ sinh dục của con cái thì lại ở 1/3 trước thân giun.

Các cơ quan bên trong

-      Bộ phận sinh dục:

+ Bộ phận sinh dục cái gồm hai ông, phần trước nhở được gọi là buồng trứng, phần tiếp theo lớn dần là vòi trứng. Hai vòi trứng khi đến gần lỗ sinh dục cái thì tập trung thành âm đạo đổ ra lỗ sinh dục cái ở 1/3 trước cuả thân giun.

+ Giun cái đẻ trứng: Trứng giun đũa hình bầu dục có kích thước chiều dài 45 – 50 pm. Ngoài cùng là lớn vở xù xì. phần vở này thường bắt màu vàng. Lớp vở xù xì này là một đặc điểm giúp người ta xác định trứng giun khi xét nghiệm. Tuy nhiên màu vàng của lớp vở này và kể cả lớp vỏ xù xì khi ra ngoại cảnh có thể mất đi. Ví dụ như khi ta xét nghiệm tìm trứng giun đũa ở trong đất thì ta chỉ còn thấy trứng giun đũa còn lớp vở dày ở trong mà thôi, lúc đó ta phải dựa vào nhân và kích thuốc để chẩn đoán.

Theo Broun và Cort, trong một con giun đũa cái ở vòi trứng người ta ước tính có 24 triệu trứng.

+ Giun đực: Bộ máy sinh dục đực của giun đũa là một ông tinh hoàn gồm một ông nhở cuộn như cuộn len, dần dần ông này to lên nơi chứa tinh trùng để đưa ra lỗ phụt tinh ở hậu môn giun đũa đực. Đặc biệt ở bộ máy sinh dục đực của giun đũa có hai gai sinh dục, hai gai sinh dục dùng để cố định giun cái trong lúc giao hợp.

-      Bộ máy tiêu hóa: Ba môi phía đầu giun đũa là một bộ phận định hướng, hướng dẫn giun đến những vùng có thức ăn. Tiếp theo môi giun là một ống tiêu hóa bao gồm phần trên là thực quản và phần dưới là ruột đổ ra hâu môn. Ống tiêu hóa của giun dày, có khả năng hút sinh chất trong ruột người, còn ruột thì ngắn và đơn giản vì thức ăn của giun là các chất đã được con người tiêu hóa rồi.

-      Các bộ máy tuần hoàn, bài: tiết của giun thì đơn giản hơn nhiều.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: bệnh sán lá gan, benh giun san

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Điều trị giun đũa

        Santoninhiệu quả ra giun cao, độc. Dễ uống khi phối hợp với đường (dạng thuốc giun quả núi).Tuy nhiên có nhiều phản ứng phụ: nhìn vàng, buồn nôn, gây kích thích giun có thể đưa đến hậu quả giun chui ống mật. Hiện nay ít dùng.

Piperazin thuốc ít độc, hiệu quả ra giun cao. Tuy nhiên, số lượng thuốc phải dùng nhiều và kéo dài ngày gây phiền phức. Hiện nay còn dùng dưới dạng sirô cho trẻ em.

Levamisol (Decaris, Vinacor) hiệu quả ra giun cao. Đối với Levamisol, hiện nay có những khuyến cáo không nên dùng vì thuốc có thể gây tai biến như não viêm hoặc gây ung thư.

Pyrantel-pamoat (Combantrin, Helmintox) ít độc, hiệu quả trên nhiều loại giun, giá thành còn cao.

Mebendazol (Vermox) không độc, hiệu quả ra giun cao, có tác dụng trên nhiều loại giun.

Albendazol (Zentel) ít độc, hiệu quả trên nhiều loại giun, giá thành còn cao.

Điều trị giun đũa

Chống tái nhiễm trứng giun đũa ngoại cảnh

     Vấn đề đầu tiên là quản lý phân. Quản lý phân liên quan tới việc xây dựng hố xí, những nơi có điều kiện tốt nhất là dùng hố xí tự hoại.

     Không dùng phân tươi để bón cây, hoa màu. Hố xí hai ngăn đúng quy cách và sử dụng đúng quy định có khả năng hạn chế sự khuyếch tán trứng giun đũa, có khả năng diệt trứng giun đũa. Tuy nhiên, hố xí hai ngăn hiện nay ở các địa phương đều không đúng quy cách xây dựng và sử dụng.

     Vấn đề ăn uống cũng là nguồn để nhiễm trứng giun đũa ở ngoại cảnh. Ta cần quan tâm đến trẻ em, lứa tuổi hay lê la bò chơi trên sàn nhà rồi lại mút tay. Vấn đề gia súc, ruồi đều là nguồn đưa trứng giun vào thức ăn của người.

Nguồn trứng giun không chỉ ở rau sống, nước lã, mà ngay cả trong bụi nhà.

Điều trị giun đũa hàng loạt và định kỳ trong năm

     Bệnh giun đũa là một bệnh phổ biến, tỉ lệ nhiễm và mức độ nhiễm cao. Do đó muôn hạ thấp tỷ lệ nhiễm, tiến tới khống chế bệnh ở một vùng thì phải có kế hoạch điều trị trên diện rộng. Trong năm tùy thời gian (mùa nhiễm) mà cho nhân dân uống thuốc định kỳ, hoặc 4 hoặc 6 tháng 1 lần, đặc biệt với trẻ em từ 3 tới 12 tuổi.

    Trường hợp các cá nhân điều trị tuy có hiệu quả cho bản thân người đó nhưng không thể ảnh hưởng hạ tỷ lệ nhiễm giun cho vùng được.

     Hiện nay trong kế hoạch khống chế bệnh giun đũa là thường kết hợp với chương trình vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và giáo dục vệ sinh cho cộng đồng. Điều trị phải tiến hành đồng loạt cho một vùng rộng lớn. Nhờ có các loại thuốc mới như mebendazol hay albendazol độc lực rất thấp, hiệu quả cao (cả đối với giun móc/ mở, giun kim, giun tóc…) nên việc uống thuốc trên diện rộng dễ thực hiện. Tuy nhiên để có hiệu quả người ta thường phải uống liên tiếp các đợt cách nhau 3 – 6 tháng. Do đó phải có nguồn tài chính lớn.

     Các kế hoạch phòng chống giun sán hiện nay cũng đã thực hiện ở nhiều nước và cũng thu được kết quả tốt. Nhật Bản đã tiến hành từ 1949 đến nay tỷ lệ giun đũa còn lại dưới 1%. Ở châu Phi người ta đã tiến hành hạ tỷ lệ giun đũa ở Kenya. Ở Việt Nam chắc chắn cũng sẽ có một kê hoạch hạ tỷ lệ giun đũa cho cả nước.


Đọc thêm tại:

Tình hình nhiễm giun đũa ở nước ta

Nhiễm giun đũa đứng hàng đầu trong các bệnh giun truyền qua đất ở Việt Nam.

Theo số liệu của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng Hà Nội, năm 1998:

Miền Bắc:Vùng Tây nguyên 10 – 25%

Tình hình nhiễm giun thay đổi theo tuổi và nghề nghiệp: Trẻ em là lứa tuổi nhiễm giun đũa cao nhất và nặng nhất. Nông dân tiếp xúc với phân, đất có tỷ lệ nhiễm cao.

Các em nhỏ 4 tháng tuổi đã tìm thấy trứng giun đũa trong phân. Gần đây qua điểu tra ở học sinh phổ thông cơ sở (nội ngoại thành Hà Nội) 1995, Hoàng Tân Dân – Trương Thị Kim Phượng và cộng sự cho kết quả nhiễm giun đũa 62,47%. Kết quả trên cho thấy mặc dầu môi trường đã được cải thiện, đời sống nhân dân đã cao hơn nhưng bệnh giun đũa vẫn chưa giảm đáng kể. Cũng qua điều tra của Cấn Thị Cúc (1980) tại tỉnh Quảng Ninh cho thấy nhân dân nói chung tỉ lệ nhiễm giun đũa là 88,39%, của Đỗ Thị Đáng (1990) tại tỉnh Thái Bình (một tỉnh nông nghiệp) cho kết quả tỉ lệ nhiễm giun đũa là 87,71% (nam 85,72%, nữ 87,01%).

Tình hình nhiễm giun đũa

Đánh giá độ ô nhiễm môi trường: để đánh giá độ ô nhiễm môi người ta thường tiến hành xét nghiệm tìm trứng giun đũa khuyếch tán ra môi trường (đất). Kết quả nghiên cứu Phạm Hoàng Thế, Nguyễn Nhân Kim (1963) đả cho thấy: có thể tìm thấy trứng giun đũa ở sàn nhà (thành phố Hà Nội) sàn lớp học, bàn học sinh. Ở nông thôn cũng tìm thấy trứng giun đũa ở sân, lối đi, trong nền nhà, trên bàn, trên ghế với tỉ lệ 3 trứng giun/100g đất. Đặc biệt số trứng được tăng lên 19 lần ở những khu vực xung quanh hố xí (chu vi 3 m). Ở nông thôn Việt Nam, vấn đề sử dụng phân người làm phân bón hoa màu là nguồn làm khuyếch tán trứng giun đũa, còn phải kể đến các gia súc, chó, lợn, gà cũng là nguồn khuyếch tán trứng giun đũa. Thí nghiệm ở gà 16 – 40%, ở lợn và chó 52- 76% trứng giun đũa được bài tiết ra vẫn phát triển sau khi bị các gia súc ăn vào.

Mùa lạnh ở nước ta không có đủ điều kiện để diệt trứng giun đũa ở ngoại cảnh, kể cả miền núi. Do đó, ngoại cảnh Việt Nam quanh năm đều là nguồn ấp ủ phát triển trứng giun đũa.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan nhỏ, trieu chung giun san

Sự phát triển và tình hình nhiễm giun đũa

Do số lượng trứng giun đũa bài xuất theo phân cao, do khả năng đề kháng của trứng giun đũa ở ngoại cảnh mạnh, nên bệnh giun đũa là phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt bệnh phát triển ở khu vực có khí hậu nóng ẩm.

Khả năng phát triển của trứng giun đũa ngoại cảnh

Giun đũa cái có khả năng sinh sản rất lớn. Theo các nghiên cứu nuôi giun tại phòng thí nghiệm, mỗi ngày 1 con giun đũa cái có thể đẻ tới 23 – 24 vạn trứng. Trứng giun đũa không có khả năng phát triển trong cơ thể người. Các điều kiện phát triển của trứng giun đũa ở ngoại cảnh là nhiệt độ, ẩm độ và oxy.

Nhiệt độ thuận lợi 24 - 25°c, ở nhiệt độ này sau 12 – 15 ngày trứng non phát triển đến giai đoạn có ấu trùng, giai đoạn trứng có khả năng nhiễm cho người. Nếu nhiệt độ thấp thì thời gian phát triển kéo dài có khi tới vài tháng và tỷ lệ trứng hư hỏng lên cao.

Nhiệt độ càng cao làm tỷ lệ trứng hỏng càng tăng và thời gian vẫn là 12 ngày. Trứng sẽ bị hủy hoại ở nhiệt độ trên 60°c. Trứng giun đũa có thể tồn tại ở nhiệt độ dưới 0 cho tới -12°cmới có khả năng diệt trứng giun đũa.

Âm độ từ 80% trở lên là điều kiện tốt nhất cho trứng giun đũa phát triển.

Oxy là yếu tố cần thiết cho trứng giun đũa phát triển. Do đó khi trứng giun đũa bị nằm sâu dưới nước (trên 1 m chiều sâu) dần dần trứng sẽ bị hỏng. Vì vậy trong hố xí nước trứng giun sẽ bị hỏng sau 2 tháng.

Đối với hoá chất: Formol 6% không có khả năng diệt trứng giun đũa. Thuốc tím rửa rau sông, cresyl rửa sàn nhà cũng không có khả năng diệt trứng giun đũa.

Một số nước đã dùng dung dịch iod 10% để diệt trứng giun sán trong rau sống, tuy nhiên thường để lại vị khó chịu nếu không được rửa lại cẩn thận bằng nước sạch.

Trong thiên nhiên trứng giun đũa thường bị hủy hoại bởi ánh nắng mặt trời và điều kiện thời tiết khô hanh.

tình hình nhiễm giun đũa

Tình hình nhiễm giun đũa trên thế giới

Các nước châu Âu: do điều kiện khí hậu lạnh, khô làm cho sự phát triển trứng giun đũa ở ngoại cảnh bị hạn chê” nhiều. Theo các nghiên cứu sự tồn tại của trứng giun ở vùng ngoại ô Matxcơva thì qua mùa lạnh số trứng giun đũa sống sót lại chỉ còn 1 – 2% và tới mãi tháng 4, tháng 5 năm sau mới có điều kiện phát triển thành trứng có ấu trùng.

Ngoài điều kiện khí hậu, các nước châu Âu là nơi có mức sống cao, môi trường sạch, phân đều được xử lý trong các hố xí tự hoại, không còn phong tục sử dụng phân người làm phân bón. Do đó bệnh giun đũa hầu như không còn (dưới 1%). Tuy nhiên trong đại chiến II (1939 – 1945), tỷ lệ bệnh giun đũa cũng cao, ở Ý qua xét nghiệm trẻ em tỉ lệ tới 12 – 75%, ở nông thôn Hà Lan có nơi 45% nhiễm giun đũa. Ở Pháp, Đức, Bở Đào Nha cũng thấy tỷ lệ bệnh giun đũa cao. Khi hết chiến tranh, bệnh giun đũa giảm nhanh (theo thông kê của Tổ chức y tê thế giới WHO).

Các nước châu Phi và châu Mỹ Latinh: do vân đề ô nhiễm môi trường của bệnh giun sán, do khí hậu nóng, ẩm, do đời sông của nhân dân còn thấp nên tỷ lệ bệnh giun đũa hiện vẫn còn xấp xỉ 8% (châu Mỹ Latinh) 12% (châu Phi).

Các nước châu Á: tỷ lệ giun đũa còn cao ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Mianma, có nhiều vùng tỷ lệ nhiều giun đũa lên tới 50% dân số.



 Từ khóa tìm kiếm nhiều: giun tóc, bệnh giun sán ở người

Bệnh học giun đũa

Khả năng chiếm thức ăn

      Giun đũa là loài giun lớn ký sinh ở ruột, thường giun đũa ký sinh với số lượng lớn nên vấn đề chiếm thức ăn là tồn tại hàng đầu của bệnh giun đũa. Vị trí ký sinh của giun đũa cũng tạo cho giun đũa chiếm sinh chất quan trọng của người, đặc biệt là đối với trẻ em. Theo thống kê của Đỗ Dương Thái, Hoàng Tân Dân (1976) thì mật độ nhiễm giun đũa của người Việt Nam là 7 – 8 con giun. Tuy nhiên, trong các trường hợp mổ tắc ruột do giun, số lượng giun có thể lên tới 1000 con. Do số lượng giun lớn như vậy nên vấn đề chiếm thức ăn của giun đũa là rất quan trọng, đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng đáng kể ở trẻ em.

      Theo thống kê của Tổ chức sức khỏe thế quốc tế (WHO) 1967, mỗi người trung bình có 26 giun thì mỗi ngày phải hao tốn 4 g protein. Ngoài việc chiếm protein, giun đũa còn gây ra rối loạn thẩm thấu thức ăn qua việc gây tổn thương viêm niêm mạc ruột. Bên cạnh việc chiếm protein giun đũa còn chiếm vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin D.

Bệnh học giun đũa

Do số lượng giun

      Số lượng giun nhiều, do điều kiện pH ruột bị rối loạn, giun đũa còn có thể gây ra tình trạng tắc ruột, giun phát tán ra ống mật lên gan, chui vào ống tụy, vào ruột thừa. Đôi khi còn gặp thủng ruột viêm phúc mạc do giun đũa.

Năm 1962 tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã phải xử lý 115 trường hợp giun gây tắc ruột, 336 trường hợp giun chui ống mật.

Hội chứng Loeffler

      Hội chứng Loeffler là do ấu trùng giun đũa gây ra khi tồn tại ở phổi. Hội chứng gồm các triệu chứng sau: ho, sốt, đau ngực dữ dội, tế bào ái toan lên cao30 – 40%, X quang có nhiều nốt thâm nhiễm rải rác hai phổi. Nhưng các triệu chứng trên sẽ hết sau 6 – 7 ngáy, khi các ấu trùng rời phổi để lên vùng vòm hầu miệng. Gần đây người ta đã lưu ý tới các triệu chứng viêm màng não do ấu trùng giun đũa gây ra.

Chuẩn đoán bệnh giun đũa

      Bệnh giun đũa không có dấu hiệu lâm sàng đặc hiệu. Kỹ thuật xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa là đơn giản và chính xác. Đối với giun đũa không cần kết hợp phương pháp xét nghiệm phong phú tập trung trứng vì trứng giun đũa rất nhiều trong phân. Trong các công cuộc điều tra giun đũa hiện nay thường dùng kỹ thuật Kato – Katz.

     Các kỹ thuật gián tiếp để chẩn đoán giun đũa đều không cần thiết. Tuy nhiên, người ta cũng có thể tiến hành kỹ thuật huỳnh quang hay Elisa để chẩn đoán các trường hợp bệnh do ấu trùng giun đũa gây ra (viêm màng não, tăng tê bào ái toan không rõ nguyên nhân). Ngoài ra, một số trường hợp tắc ruột, giun chui ống tuỵ… có thể dùng X quang, siêu âm để chẩn đoán, giun chui ống mật có thể dùng siêu ầm để chẩn đoán.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá máu, bệnh giun sán

Họ nấm của bộ Plectascales

Về phương diện y học cũng như phương diện sinh vật học, bộ này có thể chia làm hai họ rõ rệt: Họ Gymnoascaceae gồm nhiều loại nấm gây bệnh ở lớp biểu bì, tóc và lống và Họ Aspergillacea thường không có khả năng gây bệnh.

Họ Gymnoascacea

Vì nấm trong họ này đã mất khả năng sinh sản hữu giới nên phải dựa trên hình thể của sợi nấm và phương thức sinh sản vô giới để phân loại. Sợi nấm ngoài những sợi bình thường có thể có những sợi hình thể đặc biệt như hình xoắn trôn Ốc, hình cái mở nút chai, hình lò xo, xoắn hình búi, sợi phân chia thành 3 – 4 nhánh, cụt hình chạc hay gạc nai.

Hình thái sinh sản của Gymnoascaceae gồm có:
Bào tử thoi: có thể nằm ở giữa hoặc ở đầu sợi nấm, hình thể rất khác nhau tùy theo loại nấm: hình trùy, hình xúc xích, hình thoi, v.v…
Bào tử áo: nguyên sinh chất trên thân nấm tập trung lại, dày lên, chiết quang, có vở bao bọc.
Những hình thể đặc biệt của sợi nấm và những bộ phận sinh sản vô giới mô tả trên đây chỉ xuất hiện khi cấy nấm vào môi trường thích hợp (môi trường Sabouraud có glucose 2%).
Sợi xoắn ít, không thành búi, thoi hình xúc xích, phấn đơn: Trichophyton sợi xoắn ít, không thành búi, thoi hình thoi, phấn đơn hay kép hình thuẫn: Microsporum
Sợi xoắn nhiều hình búi, thoi hình trùy, phấn kép: Stenomyces

Họ nấm của bộ Plectascales

Giống Achorion:

Tiêu biểu là loài Achorion schonleini gây bệnh nấm tóc. Sau khi nhổ tóc hoặc tóc rụng, nơi bị viêm không mọc tóc khác và thành sẹo trơn. Lấy mủ ở chân sợi tóc đặt giữa phiến kính và lá kính có thể thấy những sợi nấm ngắn. Muốn soi sợi tóc cần hơ nóng với dung dịch NaOH hoặc KOH 10% giữa phiến kính và lá kính rồi soi ở kính hiển vi sẽ thấy những sợi nấm chạy dọc theo sợi tóc không nhiều lắm, chia thành đốt nhở rộng 2-4 μm, dài 12-14 μm thỉnh thoảng chia thành 2-3 nhánh chạy song song với nhau, đôi khi không thấy sợi nấm nhưng có những ống dài đầy không khí chứng tở chở đó đã bị nấm phá hủy và cũng là một dấu hiệu tóc bị nấm.
Cấy vào môi trường, nấm mọc thành khuẩn lạc khô xốp, mặt gở ghề như vở não. Nhìn nấm ở giọt treo không thấy bộ phận sinh sản phấn hay thoi hình chạc đặc biệt, có những sợi nấm phân chia theo hình gạc nai.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan, benh giun san