Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Các nguyên lý về đạo đức nghiên cứu

  Khi tiến hành các nghiên cứu cần phải cân nhắc những nguyên lý sau về đạo đức nghiên cứu:

- Cam kết tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực trong nghiên cứu, áp dụng các nguyên lý về nghiên cứu và đạo đức nghiên cứu cũng như phổ biến kết quả nghiên cứu.

- Khi tiến hành nghiên cứu trên người, phải tôn trọng hạnh phúc, quyền, lòng tin, nhận thức, phong tục tập quán của các cá nhân và tập thể tham gia nghiên cứu.

- Người nghiên cứu có trách nhiệm hạn chế thấp nhất các nguy cơ xấu hay khó chịu đối với đôi tượng nghiên cứu.

 - Khi thiết kế nghiên cứu phải bảo đảm đặt phẩm giá và sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu lên trên mục đích nghiên cứu.

- Phải bảo đảm công bằng trong nghiên cứu, có nghĩa là có sự phân bố đều và cân bằng lợi ích giữa các đối tượng nghiên cứu.

-  Tránh gây nguy cơ lên các nhóm nghiên cứu.

- Thiết kế nghiên cứu sao cho việc lựa chọn, mời, đưa vào hay loại trừ ra khỏi nghiên cứu một cách công bằng.

- Không phân biệt đối xử trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu theo các khía cạnh về giới, chủng tộc, tôn giáo, mất khả năng lao động, trừ khi cần thiết phái nghiên cứu ỏ một số’ nhóm đặc biệt.

- Tỷ lệ giữa nguy cơ và lợi ích đối với đối tượng nghiên cứu có thể khác nhau. Trong các nghiên cứu lâm sàng, khi việc chăm sóc bệnh nhằn gắn với việc nghiên cứu, nguy cơ phải được thăng bằng với lợi ích của việc chăm sóc.

- Trước khi tiên hành nghiên cứu phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu.

- Phải cung cấp cho họ các thông tin chi tiết về mục tiêu, phương pháp, yêu cầu, nguy cơ, bất lợi, khó chịu và những hậu quả có thể xảy ra trong nghiên cứu.

- Để họ quyết định tự nguyện tham gia nghiên cứu.

Các nguyên lý về đạo đức nghiên cứu

- Trong trường hợp đôi tượng nghiên cứu không có khả năng quyết định, thì phải phổ biến các thông tin cho các nhà chức trách nắm rõ luật để họ quyết định.

- Đối tượng nghiên cứu có thể từ chối tham gia nghiên cứu mà không cần phải giải thích lý do.

- Sau khi đốĩ tượng nghiên cứu đồng ý tham gia nghiên cứu, từng người, tập thể đối tượng nghiên cứu hay cộng đồng phải ký vào một phiếu đồng ý hoặc ghi âm lại là đã đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Sự đồng ý tham gia nghiên cứu phải là tự nguyện mà không có cưỡng bức, thuyết phục.

- Một số thiết kế nghiên cứu không đòi hỏi phải có sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu như các nghiên cứu hay điểu tra dịch tễ học vô danh, các quan sát ỏ nơi công cộng.

- Đối  tượng nghiên cứu có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.

     Các đề cương nghiên cứu phải chứng minh được tính hợp lý của nó, về đóng góp cho khoa học, dựa trên tham khảo kỹ các tài liệu và nếu có thể được, cần có các xét nghiệm trên động vật hay phòng thí nghiệm.

     Nghiên cứu phải được giám sát bởi một nhóm những nhà nghiên cứu có kinh nghiệm, có trình độ về vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu phải sử dụng các cơ sở/diều kiện nghiên cứu thích hợp và có đủ các kỹ năng, nguồn lực có khả năng giải quyết các vấn đề nảy sinh đối với đối tượng nghiên cứu.

     Nghiên cứu phải được Hội đồng đạo đức nghiên cứu phê chuẩn trưốc khi tiến hành nghiên cứu.

     Người nghiên cứu phải hoãn, ngừng hay thay đổi nghiên cứu theo hướng làm giảm nguy cơ nếu tìm thấy có các nguy cơ dôì với đôi tượng nghiên cứu.

     Gác kết quả nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phải được công bố cho mọi người và đối tượng nghiên cứu biết.

     Khi thu thập, lưu trữ, sử dụng cạc thông tin cá nhân về đôi tượng nghiên cứu hay về quần thể nghiên cứu phải cố gắng bảo đảm tính bí mật và sự nhạy cảm về văn hoá. cần phải có sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu.

     Khi kết quả nghiên cứu chứa các thông tin có ý nghĩa về lâm sàng, người nghiên cứu và cơ quan nghiên cứu phải có trách nhiệm giữ an toàn và bảo quản hồ sơ đế có thể tra cứu lại khi cần thiết.

     Khi nghiên cứu được tiến hành ở nước ngoài, phải tuân thủ các yêu cầu về đạo đức của nước chủ trì/hỗ trợ nghiên cứu và của nước tiến hành nghiên cứu.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan lớn, trieu chung giun san

Suy luận sinh học từ kết hợp thống kê

        Sau khi đã khẳng định sự kết hợp giữa một yếu tố nguy cơ và bệnh từ nghiên cứu thì bước tiếp theo bao giờ cũng đi tới việc xác định xem liệu kết hợp đó có phù hợp với các dữ kiện thu thập được, từ các cá thể ồ trong nhóm đó hay không, bằng cách tìm những câu trả lời cho các câu hỏi như: ở những người bệnh có gặp những đặc tính đó nhiều hơn những người không có bệnh hay không? Hoặc ố những người có đặc tính đó, bệnh phát triển nhiều hơn những người không có đặc tính đó hay không? Sự xác định từ những dữ kiện của cá thể là rất cần thiết vì nó sát với ý nghĩa sinh học hơn là những nghiên cứu từ những dữ kiện theo nhóm, hơn nữa những nghiên cứu từ những dữ kiện theo nhóm dễ có thế mắc những “ngụy biện sinh thái” rất cần phải chú ý đến.

Suy luận sinh học từ kết hợp thống kê

         Hiện nay, người ta còn đưa vào trong đề cập dịch tễ học những khái niệm cụ thê hơn trong những lĩnh vực khác nhau của y học: đề cập dựa trên quần thể, đề cập nguy cơ cao. Trong đề cập dựa trên quần thể thì một biện pháp dự phòng được ốp dụng rộng rãi cho toàn bộ quần thể, thí dụ chế độ ăn tiết chế đề phòng bệnh mạch vành hoặc những lời khuyên không hút thuốc lá cho toàn dân. Cũng trong lĩnh vực phòng bệnh, có những biện pháp là dành cho một nhóm có nguy cơ cao, như biện pháp sàng lọc cholesterol cho trẻ em thì chỉ giới hạn với trẻ sinh ra ở những gia đình có nguy cơ cao. Những đề cập dựa trên quần thể có thể coi là những đề cập y tế công cộng khi nó phải không tốn kém và vô hại đề cập nguy cơ cao có thể tôn kém hơn, bất tiện hơn và thường đòi hỏi cả các hoạt động lâm sàng để xác định nhóm có nguy cơ cao đó. Trong hầu hết các tình huống thì việc kết hợp cả hai đề cập này là lý tưởng hơn cả.

        Lĩnh vực thực hành lâm sàng phụ thuộc vào những dữ kiện quần thể, cả quá trình chẩn đoán, tiên lượng cũng là những đề cập dựa trên quần thể. Và cả quá trình chọn lựa một phương pháp điều trị thích hợp cũng phải dựa trên quần thể, nói khác đi, người thầy thuốc đã áp dụng một mô hình xác suất dựa trên quần thế cho các bệnh nhân đến vối mình.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác hại của giun đũa, bệnh giun sán

Thí dụ kinh điển về hút thuốc lá và ung thư phổi

        Thí dụ kinh điển về hút thuốc lá và ung thư phổi là một minh hoạ. Dựa trên nhiều nghiên cứu mô tả về ung thư phổi với những tỷ lệ chết khác nhau và lượng tiêu thụ thuốc lá cũng khác nhau, gần như theo cùng một chiều hướng, người ta thấy mối tương quan giữa sự tiêu thụ thuốc lá và các tỷ lệ chết về ung thư phổi.

         Vì kết quả cho thấy có sự tương quan ở một số quần thể nên người ta đã nghiên cứu một bước tiếp theo là so sánh tỷ lệ người hút ở tất cả các nước có tỷ lệ chết vì ung thư phổi và cho kết quả là tỷ lệ người hút thuốc lá cao ỏ các nước có tỷ lệ chết ung thư phổi cao. Từ đó, người ta tiến hành các nghiên cứu kiếm định giả thuyết về môi liên quan giữa hút thuốc lá và ung thư phổi bằng nghiên cứu quan sát thói quen hút thuốc lá cúa các cá thể trong quần thế đó.

kinh điển về hút thuốc lá

        Sau khi giả thuyết đề xuất từ các nghiên cứu mô tả đã được kiểm định là đúng bởi các nghiên cứu phân tích tiến hành trên quần thể, người ta tiến hành các nghiên cứu can thiệp nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp tác động vào yếu tố nguy cơ nhằm làm giảm khả năng mắc hoặc chết do bệnh đó thường là các can thiệp tiêm phòng vắcxin, thay đổi hành vi, lối sống hay các phương pháp điều trị mối.

        Nếu các nghiên cứu dịch tễ học nêu trên mang lại những kết quả tin cậy và có giá trị, người ta có thể xây dựng được các mô hình dịch tễ học về sự xuất hiện, lan tràn và dự phòng bệnh trạng mà ta nghiên cứu.


Đọc thêm tại:

Fluor và bệnh sâu răng

        Thí dụ kinh điển về đề cập dịch tễ học là mối quan hệ nhân quả giữa lượng fluor trong nước ăn uống vối bệnh sâu răng của các răng vĩnh viễn ở cả trẻ em và người lớn. Người ta nhận thấy rằng bình thường ở nhiều vùng địa lý khác nhau bệnh sâu răng xảy ra không nhiều, song có một sô” vùng lại có tỷ lệ sâu răng rất cao. Từ đó, người ta tiến hành nghiên cứu về tất cả các yếu tô” nguy cơ có thể liên quan đến căn nguyên của bệnh song song vối việc điều trị cho từng cá thể.

Fluor và bệnh sâu răng

        Mãi sau nhiều năm nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng ở những cộng đồng có bệnh sâu răng thì lượng fluor ở trong nước ăn rất thấp, thấp hơn nhiều lần trong nước ăn uống ở cộng đồng không xảy ra sâu răng. Một giả thuyết nhân quả đã được hình thành là “lượng fluor ở trong nước ăn uống phải chăng có liên quan đến bệnh sâu răng” và tiến tới một giả thuyết về can thiệp là” có thể phòng ngừa bệnh sâu răng có hiệu quả nếu ta chủ động đưa fluor vào nước ăn uống trong những vùng mắc sâu răng nặng nề”.

         Lúc đó, người ta cũng đã biết cần phải thiết kế được hai nhóm cá thể tham gia nghiên cứu: một nhóm ăn uống nước có thêm fluor, một nhóm vẫn như cũ, sau phương án đó không thực thi được, vì trong một cộng đồng người ta thường dùng chung một nguồn nước và dùng lẫn lộn không so sánh được, nên sau đó phải tố chức nghiên cứu ở hai cộng đồng tương tự nhau ỏ bang New York là Newburgh (có cho fluor vào nước) và Kingston (làm nhóm chứng). Hai cộng đồng đó được so sánh là như nhau về chỉ sô sâu răng trước khi can thiệp, Sau đó 10 năm và những năm sau nữa ồ Newburgh hết hẳn bệnh sâu răng và đề cập dịch tễ hoc này đã được chứng minh về tính đúng đắn của nó.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: benh giun luon, bệnh giun sán ở người

Sự khác nhau giữa cách đề cập lâm sàng và dịch tễ học



Đề cập lâm sàngĐề cập dịch tễ học
Đối tượng
Người bệnh

Bệnh hay một hiện tượng sức khoẻ
Nội dungChẩn đoán bệnh ở từng cá thểXác định bệnh trong quần thể
Căn

nguyên
Làm bệnh nhân mắcXuất hiện, lan truyền bệnh trong quẩn thể
Muc đíchNgười bệnh khỏiKhống chế thanh toán bệnh trong quần thể
Theo dõiSức khoẻ người bệnhGiám sát dịch tễ học, phân tích hiệu quả của các biện pháp can thiệp ngăn ngừa bệnh xuất hiện trong quần thể
cập lâm sàng và dịch tễ học

           Nếu những người làm công tác chữa bệnh quan tâm đến từng người bệnh từ chẩn đoán, điểu trị và chăm sóc sức khoẻ sau khi điều trị thì những người làm công tác dịch tễ học lại quan tâm đến các bệnh xảy ra trong cộng đồng, theo dõi diễn biến của nó và các biện pháp ngăn ngừa việc lan truyền bệnh.

          Đề cập dịch tễ học là một quá trình lập luận qua nhiều bước nối tiếp nhau về xác suất xuất hiện một sự kiện sức khoẻ, dựa trên những quan sát sự kiện không phải trên một cá thể nhất định nào mà trên cả một quần thể. Trong cách đề cập dịch tễ học, một khái niệm cần được hiểu rõ là một hiện tượng sức khoẻ của quần thể không phải chỉ đơn giản là tổng các hiện tượng sức khoẻ của cá thể mà còn có nhiều yêu tố khác chi phôi vào nữa.

            Những đề cập chung của một nghiên cứu dịch tễ học

           Việc cung cấp những thông tin dịch tễ học (có thể bổ sung vói những thông tin từ các môn học khác nữa như di truyền học, vi sinh vật học, hoá sinh học, sinh học, xã hội học…) để làm sáng tỏ nguyên nhân của bệnh.

            Việc xác định xem các thông tin dịch tễ học có phù hợp để có thể kiểm định các giả thuyết nhân quả.

          Việc cung cấp cơ sở cho những kế hoạch phát triển và đánh giá các chương trình phòng chữa bệnh cho các thực hành y tế công cộng và các dịch vụ sức khoẻ khác.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: bệnh sán lá gan, benh giun san

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Lịch sử phát triển của dịch tễ học thời kì sơ khai

         Dịch tễ học là một khoa học y học rất cổ. Từ hơn 2000 năm, Hipocrate là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học này. Ông đã đưa ra quan niệm rằng: sự phát triển bệnh tật ở người có thể liên quan đến những yếu tố của môi trường bên ngoài của một cá thể, nhưng vào thời đó và một thời gian dài tiếp theo dịch tễ học đã phát triển rất chậm.

         Để đi tối được quan niệm dịch tễ học hiện đại như ngày nay, lịch sử phát triển của dịch tễ học trải qua nhiều thời kỳ, nổi bật nhất là ba cột mốc đánh dâu những giai đoạn phát triển đặc biệt góp phần hình thành cơ sở phát triển của dịch tễ học hiện đại: John Grauntj William Farr và John Snow.Jfc, John Graunt là người đầu tiên đã đinh lương các hiện tượng sức khoẻ và bắt dầu chú ý rằng tần sô’ mắc bệnh khác nhau ồ các lứa tuổi khác nhau, giới tính khác nhau.

Lịch sử phát triển của dịch tễ học

         Năm 1662, ông đã phân tích số sinh, tử ồ Luân Đôn và thấy rằng cả sinh lẫn tử ở nam đều trội hơn nữ, tỷ lệ chết ở trẻ em cao hơn các lứa tuổi khác. Ngoài ra, J. Graunt còn thấy rằng: sô’ mắc dịch hạch ở Luân Đôn có khác nhau ởcác năm khác nhau và ông cũng đã nêu lên các đặc điểm của những năm có dịch xảy ra.

        Năm 1893, William Farr đã thiết lập một hệ thông đếm số chết và nguyên nhân chết ở cả Anh và xứ Wales liền trong 40 năm và nhấn mạnh đêh sự khác nhau ở những người có vợ chồng với những người sống độc thân, ở những nghề nghiệp khác nhau, tỷ lệ chết do mắc tả ồ các độ cao khác nhau…

        Ông đã đóng góp rất nhiều cho việc hình thành về phương pháp nghiên cứu dịch tễ học hiện đại như định nghĩa quần thể có nguy cơ, phương pháp so sánh giữa các đối tượng khác nhau, chọn nhóm so sánh thích hợp và rất coi trọng đến các yếu tố có thể liên quan đến tình trạng sức khoẻ như tuổi, thời gian phơi nhiễm…. Như vậy, cả John Graunt và William Farr đã đề cập ở các mức độ khác nhau đến sự phân bố tần số và coi trọng sự phân bố tần số này là khác nhau ở những thời gian khác nhau, ở những nơi khác nhau và ở những nhóm người khác nhau, nhưng chưa lý giải được tại sao lại có sự khác nhau đó.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan nhỏ, trieu chung giun san

Quá trình phát triển của dịch tễ học

        Khoảng hai mươi năm sau w. Farr, John Snow là người đầu tiện đưa ra giả thuyết về một yếu tố bên ngoài có liên quan chặt chẽ với một bệnh. John Snow đã bỏ ra nhiều công sức quan sát dịch tả ở Luân Đôn vào những năm bôn mươi, năm mươi của thê’ kỷ XIX. Lúc đó, tất cả các công ty cung cấp nưốc cho Luân Đôn là Lambeth, South Wark và Vauxhall đều lấy nước từ sông Thames – điểm bị nhiễm bẩn nặng nề của nước thải thành phố.

        Sau đó giữa năm 1849 – 1854, công ty Lambeth đổi nguồn lên thượng lưu, nơi không bị nhiễm nước thải của thành phố thì thấy tỷ lệ mắc tả giảm hẳn. Tất cả những quan sát đó đã dẫn đến giả thuyết của John Snow là nước của các công ty cung cấp nưốc South Wark và Vauxhall đã làm tăng nguy cơ mắc tả. Ông cũng nhấn mạnh rằng có thể có các yếu tô’ khác tham gia vào nữa nhưng rõ ràng là tả lan truyền qua nước (mặc dầu lúc đó cơ chê’ lan truyền theo nưốc còn chưa được biết). Đây là một giả thuyết mà sau đó đươc kiểm đinh và vẫn còn giữ nguyên vẹn giá trị đến ngày nay.

Quá trình phát triển của dịch tễ học

       Rõ ràng John Snow là người đầu tiên đã nêu đầy đủ các thành phần của định, nghĩa dịch tễ học và đã quan niệm đúng định nghĩa của dịch tễ học. (Dịch tễ học hiện đại đang sử dụng ngày nay) đã không những hình thành một giả thuyết mà còn kiểm định giả thuyết đó nữa. Từ đó đến nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các khoa học cơ bản và y học cơ sỏ, dịch tễ học đã có thể cung cấp những phương pháp dịch tễ học tin cậy trong việc nghiên cứu của tất cả các lĩnh vực y học.

         Thành tựu đáng chú ý nhất là các phương pháp thiết kế nghiên cứu dịch tễ học và các kỹ thuật thu thập, phân tích các dữ kiện dịch tễ đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc đánh giá vai trò của các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh mạn tính và hiệu quả của các biện pháp can thiệp điều trị và dự phòng. Với sự phát triển của máy vi tính, các kỹ thuật và các phương pháp dịch tễ học ngày nay có thể triển khai trên những quy mô rộng lớn đối vói nhiều vấn đề sức khoẻ khác nhautrong những thời gian khá dài đã làm tăng độ chính xác và độ tin cậy của các công trình nghiên cứu dịch tễ học trong mọi lĩnh vực y tế tiến hành trên quần thể người, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng ngay cả trước khi những cơ chế xuất hiện và lan truyền một vấn đề sức khoẻ nào đó chưa được biết rõ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: giun tóc, bệnh giun sán ở người