Cũng như bệnh giun đũa, bệnh giun tóc có ở mọi lứa tuổi, nhưng việc nhiễm giun tóc theo lứa tuổi khác với giun đũa ở một số điếm sau:
Lứa tuổi nhở dưới 1 tuổi hầu như không nhiễm giun tóc. Như vậy, giun tóc không nhiễm sớm như giun đũa. Nguyên nhân này có thể do mầm bệnh là trứng giun tóc có mật độ khuyếch tán ở ngoại cảnh thấp hơn so với giun đũa.
Lứa tuổi 2 – 3 tuổi vẫn có mức độ nhiễm giun tóc thấp, chứng tở giun tóc thường nhiễm muộn. Ở lứa tuổi trên 3 tuổi, tỷ lệ nhiễm giun tóc tuy tăng dần theo tuổi nhưng không có hiện tượng tăng vọt và đột biến.
Ở lứa tuổi từ 35 đến 60 tuổi, giun tóc chưa có những biểu hiện giảm tỷ lệ nhiễm. Điều này chứng tở tình trạng kiến lập miễn dịch của giun tóc không đáng kể. Mặt khác, tuổi thọ của giun tóc kéo dài hơn nhiều so với giun đũa nên giun tóc khó tự hết và không có hiện tượng giảm nhiễm giun tóc tự nhiên theo tuổi. Smirnov cho rằng, tuổi thọ giun tóc kéo dài khoảng 6 năm. Căn cứ vào đặc điểm tỷ lệ nhiễm giun tóc còn cao ở những người nhiều tuổi và tái nhiễm không hoàn toàn dễ dàng, có thể dự đoán tuổi thọ của giun tóc dài hơn thời hạn 6 năm nhiều.
Tỷ lệ nhiễm giun tóc giữa nam và nữ xấp xỉ như nhau.
Cũng như trứng giun đũa, trứng giun tóc được phân bốở ngoại cảnh một cách tương đối tập trung: ở quanh nhà, quanh hố xí hay những chỗ có liên quan mật thiết đến phân người. Nhưng khác với trứng giun đũa, trứng giun tóc có hình thể dễ nhận, các gia súc ít nhiễm giun tóc, nên ít có sự lẫn lộn giữa trứng giun tóc của người và trứng giun tóc của gia súc. Vì vậy, có thể dựa vào sự có mặt của trứng giun tóc ở ngoại cảnh để đánh giá mức độ ô nhiễm ngoại cảnh chính xác hơn là dựa vào sự có mặt của trứng giun đũa.
Hộ môn Ký sình trùng Trường Đại học Y Hà Nội đã điều tra sự khuyếch táncủa (rừng giun tóc ở ngoại cảnh cho biết: 16,6% mẫu đất tìm thấy trứng giun, cò 6,8 -83,5 trửng/100 gam đất, 30% phân ủ có trứng giun chưa bị phân hủy và trên 880 ruồi được xót nghiệm thấy có 1 trứng giun.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét