Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Đặc điểm sinh học và chu kỳ của bệnh sán dây

      Bệnh sán dây bao gồm hai bệnh: bệnh do sán dây lợn và bệnh do sán dây bò gây ra. Lâm sàng của hai bệnh do sán dây trưởng thành tiến triển như nhau, đều gây ra hội chứng suy dinh dưỡng và suy nhược thần kinh.

Hình thể

Sán dây lợn (Taenia solium): cơ thể gởm khoảng 900 đốt, đốt trưởng thành dài 10 – 12 mm. Tử cung chia làm 12 nhánh. Đầu sán ngoài 4 giác bám như đầu sán dây bò, còn có thêm hai vòng móc.
Sán dây bò (Taenia saginata): dài từ 4 – 12 m. Thân sán gởm trên 1.000 đốt, đốt trưởng thành dài 20 – 30 mm. Tử cung chia thành khoảng 32 nhánh. Đầu sán nhở, có 4 giác bám.
Hình 46. Hình thể sán dây lợn (T.solium), sán dây bò (T. saginata)

 chu kỳ của bệnh sán dây

Chu kỳ

- Muốn thực hiện chu kỳ, mầm bệnh bắt buộc phải phát triển trong vật chủ trung gian (lợn hoặc bò).
- Trứng sán dây không cần đòi hởi thòi gian phát triển ở ngoại cảnh.
- Người là vật chủ chính của sán dây lợn và sán dây bò. Người cũng có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn (trong trường hợp người mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn do ăn phải trứng sán). Người không mắc bệnh ấu trùng sán dây bò.
Vị trí ký sinh
- Sán dây lợn, sán dây bò trưởng thành ký sinh ở ruột non, dinh dưỡng bằng thẩm thấu các chất dinh dưỡng ở trong ruột.
- Ấu trùng sán dây dinh dưỡng bằng thẩm thấu các chất dinh dưỡng tại cơ quan mà ký sinh trùng ký sinh.
Đường xâm nhập
- Thụ động, qua đường ăn uống.
- Người mắc sán dây lợn hoặc sán dây bò trưởng thành do ăn phải thịt lợn (hoặc thịt bò) có chứa nang ấu trùng sán dây lợn (hoặc nang ấu trùng san dây bò) chưa được nấu chín dưới mọi hình thức.
- Người mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn do ăn phải trứng sán dây lợn có trong rau, quả tươi, uống nước lã có lẫn trứng sán.
- Ngoài ra, người có thể bị mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn do đốt sán già chứa trứng ở ruột trào ngược lên dạ dày khi bệnh nhân bị nôn, làm giải phóng trứng tại dạ dày….


Đọc thêm tại:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét