Giun chỉ trưởng thành, con đực và con cái cuộn vào nhau ký sinh trong hệ bạch huyết, tuổi thọ có thể kéo dài trên 10 năm.
Giun chỉ trưởng thành đẻ ra ấu trùng ở hệ bạch huyết, ấu trùng sẽ di chuyển từ hệ bạch huyết sang hệ tuần hoàn. Ấu trùng giai đoạn I, nếu không gặp vật chủ trung gian truyền bệnh sẽ chết sau khoảng 10 tuần.
Sự xuất hiện của ấu trùng giun chỉ về đêm ở máu ngoại vi được nhận xét từ lâu và có nhiều giả thuyết giải thích hiện tượng này:
– Giả thuyết sinh tồn: muốn bảo toàn nòi giống, ấu trùng giun chỉ phải vào được cơ thể muỗi, vật chủ trung gian truyền bệnh. Các muỗi truyền bệnh giun chỉ (Culex, Anopheles, Mansonia) đều hoạt động và hút máu về đêm.
– Giả thuyết về sự giãn mao mạch khi ngủ: ấu trùng giun chỉ tập trung ở các mao mạch nội tạng (tim, phổi, gan, thận). Khi ngủ, mao mạch giãn nỏ, ấu trùng giun chỉ có thể xuất hiện ở máu ngoại vi.
Giun chỉ trưởng thành đẻ ra ấu trùng ở hệ bạch huyết, ấu trùng sẽ di chuyển từ hệ bạch huyết sang hệ tuần hoàn. Ấu trùng giai đoạn I, nếu không gặp vật chủ trung gian truyền bệnh sẽ chết sau khoảng 10 tuần.
Sự xuất hiện của ấu trùng giun chỉ về đêm ở máu ngoại vi được nhận xét từ lâu và có nhiều giả thuyết giải thích hiện tượng này:
– Giả thuyết sinh tồn: muốn bảo toàn nòi giống, ấu trùng giun chỉ phải vào được cơ thể muỗi, vật chủ trung gian truyền bệnh. Các muỗi truyền bệnh giun chỉ (Culex, Anopheles, Mansonia) đều hoạt động và hút máu về đêm.
– Giả thuyết về sự giãn mao mạch khi ngủ: ấu trùng giun chỉ tập trung ở các mao mạch nội tạng (tim, phổi, gan, thận). Khi ngủ, mao mạch giãn nỏ, ấu trùng giun chỉ có thể xuất hiện ở máu ngoại vi.
DỊCH TỄ HỌC
Phân bố bệnh giun chỉ w. bancrofti và B. malayi trên thế giới
Bệnh phân bố rộng rãi ở các châu lục trên thế giới, bao gồm châu Âu, châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Hơn 90% số nhiễm ký sinh trùng là ở châu Á. Trong một số thành phố bệnh mang tính chất lưu hành đô thị.
Giun chỉ B. malayi không phổ biến bằng giun chỉ w. bancrofti. Bệnh phân bố rải rác ở Ấn Độ, Đông Nam Á là chính và nhiều hòn đảo trong quần đảo Malaixia. Bệnh thường không phải là một bệnh của đô thị, vừa ít gặp vừa không nặng bằng giun chỉ w. bancrofti. Chủng phụ bán chu kỳ của ký sinh trùng này có ổ bệnh tự nhiên ở một số loài động vật như khỉ Rra và một vài loại động vật khác cũng có thể mắc bệnh.
Dịch tễ học giun chỉ w. bancrofti và B. malayi ở Việt Nam
Phân bổ bệnh
Theo số liệu của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Hà Nội, điều tra trên 90.545 người tại 127 điểm thuộc 45 huyện của 15 tỉnh miền Bắc (từ 1960 – 1975), thấy bệnh có tính chất khu trú rõ rệt, tỷ lệ chênh lệch giữa các huyện, xã, thôn, xóm, chứ không có tỷ lệ đồng đều như các bệnh giun khác. Do đó vấn đề dịch tễ học bệnh giun chỉ rất phức tạp.
Ở miền Bắc bệnh giun chỉ tập trung chủ yếu ở vùng châu thổ sông Hồng, đặc biệt là ở các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam. Sự phân bố giun chỉ ở miền Bắc có thể chia làm ba vùng:
– Vùng đồng bằng: bệnh lưu hành với tỷ lệ nhiễm cao trên 5%.
– Vùng trung du và ven biển: tỷ lệ nhiễm 1 – 5%.
– Vùng núi: bệnh hiếm gặp: 0 – 1%.
Tuy nhiên có những ổ lưu hành nặng tại một số vùng núi và ven biển:
– Trắc Bút – Nam Định, Duy Tiên – Hà Nam: 31,50%.
– Nghĩa Đàn, Nghĩa Sơn, Nghệ An: 31,77%.
– Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Bình: 19,33%.
– Khánh Nam, Khánh Vinh, Khánh Hòa: 13,2%.
– Khánh Trung, Khánh Vĩnh I Khánh Hoà: 9,29%.
Phân bố bệnh giun chỉ w. bancrofti và B. malayi trên thế giới
Bệnh phân bố rộng rãi ở các châu lục trên thế giới, bao gồm châu Âu, châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Hơn 90% số nhiễm ký sinh trùng là ở châu Á. Trong một số thành phố bệnh mang tính chất lưu hành đô thị.
Giun chỉ B. malayi không phổ biến bằng giun chỉ w. bancrofti. Bệnh phân bố rải rác ở Ấn Độ, Đông Nam Á là chính và nhiều hòn đảo trong quần đảo Malaixia. Bệnh thường không phải là một bệnh của đô thị, vừa ít gặp vừa không nặng bằng giun chỉ w. bancrofti. Chủng phụ bán chu kỳ của ký sinh trùng này có ổ bệnh tự nhiên ở một số loài động vật như khỉ Rra và một vài loại động vật khác cũng có thể mắc bệnh.
Dịch tễ học giun chỉ w. bancrofti và B. malayi ở Việt Nam
Phân bổ bệnh
Theo số liệu của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Hà Nội, điều tra trên 90.545 người tại 127 điểm thuộc 45 huyện của 15 tỉnh miền Bắc (từ 1960 – 1975), thấy bệnh có tính chất khu trú rõ rệt, tỷ lệ chênh lệch giữa các huyện, xã, thôn, xóm, chứ không có tỷ lệ đồng đều như các bệnh giun khác. Do đó vấn đề dịch tễ học bệnh giun chỉ rất phức tạp.
Ở miền Bắc bệnh giun chỉ tập trung chủ yếu ở vùng châu thổ sông Hồng, đặc biệt là ở các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam. Sự phân bố giun chỉ ở miền Bắc có thể chia làm ba vùng:
– Vùng đồng bằng: bệnh lưu hành với tỷ lệ nhiễm cao trên 5%.
– Vùng trung du và ven biển: tỷ lệ nhiễm 1 – 5%.
– Vùng núi: bệnh hiếm gặp: 0 – 1%.
Tuy nhiên có những ổ lưu hành nặng tại một số vùng núi và ven biển:
– Trắc Bút – Nam Định, Duy Tiên – Hà Nam: 31,50%.
– Nghĩa Đàn, Nghĩa Sơn, Nghệ An: 31,77%.
– Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Bình: 19,33%.
– Khánh Nam, Khánh Vinh, Khánh Hòa: 13,2%.
– Khánh Trung, Khánh Vĩnh I Khánh Hoà: 9,29%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét