Hình thể
Sán lá ruột dài từ 30 – 70 mm, chiều ngang từ 14 – 15 mm. Hấp khẩu miệng có đường kính 510 μm, hấp khẩu bám có đường kính từ 1,5 – 2 mm.
Trứng sán lá ruột có kích thước lớn nhất trong các loại trứng giun sán ký sinh ở người. Trứng có chiều dài 125 – 140 μm, chiều ngang 75 – 90 μm, mầu sẫm.
Sán lá ruột dài từ 30 – 70 mm, chiều ngang từ 14 – 15 mm. Hấp khẩu miệng có đường kính 510 μm, hấp khẩu bám có đường kính từ 1,5 – 2 mm.
Trứng sán lá ruột có kích thước lớn nhất trong các loại trứng giun sán ký sinh ở người. Trứng có chiều dài 125 – 140 μm, chiều ngang 75 – 90 μm, mầu sẫm.
Trong giai đoạn phát triển ở ốc, từ trứng sẽ phát triển thành nhiều ấu trùng đuôi. Au trùng đuôi của sán lá ruột dẹt giống như hình nòng nọc, chiều dài từ 210 – 230 um, chiều ngang từ 120 – 150 μm. Đuôi của ấu trùng dài hơn thân chừng 2 – 3 lần. Nang trùng của sán lá ruột có đường kính từ 120 – 135 μm.
Vị trí ký sinh
Sán lá ruột trưởng thành sống ký sinh ở ruột non.
Đường xâm nhập
Sán lá ruột xâm nhập vào cơ thể người một cách thụ động qua con đường ăn uống. Người bị mắc bệnh sán lá ruột là do ăn các loại thực vật sống dưới nước như ngó sen, củ ấu… có chứa nang trùng của sán lá ruột chưa được nấu chín.
Diễn biến chu kỳ
Sán lá ruột đẻ trứng tại nơi ký sinh là ruột non. Trứng theo phân ra ngoài và bắt buộc phải vào môi trường nước mới tiếp tục phát triển được. Sau một thòi gian, ấu trùng dần dần hình thành trong trứng. Với nhiệt độ tương đối thích hợp của nước (27 – 32°C), sau từ 2 – 3 tuần lễ, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng.
Ấu trùng lông phá vở trứng về phía nắp rồi di chuyển tự do trong nước nhờ những lông quanh cơ thể để xâm nhập vào một số loại ốc là những vật chủ thích hợp (ốc Planorbis, Segmentina và Hippeutis).
Thời gian hoạt động của ấu trùng lông thường kéo dài từ 6 – 52 giờ. Quá khoảng thời gian này, nếu không tìm được vật chủ thích hợp, ấu trùng lông sẽ bị chết.
Sau khi vào ốc, ấu trùng lông chuyển thành bào ấu và khoảng 5 tuần sau có hàng loạt ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc và sống bám vào một số thực vật sống dưới nước (thực vật thủy sinh) tạo thành nang trùng. Nang trùng sống bám vào lá và củ của các loài cây thủy sinh này. Những thực vật thủy sinh có mang nang trùng thường là củ ấu, ngó sen, bèo… Bac-lop đã tìm thấy một củ ấu có tới 200 nang trùng sán. Vì vậy, những vùng có củ ấu (Trapa natans và Trapa bicomis) dễ có bệnh.
Người ít ăn các loại củ ấu, ngó sen, củ niễng sống nên tỷ lệ mắc bệnh sán lá ruột thường không cao. Lợn nhà thường được cho ăn các loại rau, bèo chưa nấu chín nên rất dễ nhiễm bệnh. Nếu người hoặc lợn ăn phải thực vật có nang trùng, nang trùng sẽ vào dạ dày. Nhờ có vở, nang trùng không bị dịch vị phá hủy, nó đi vào ruột – bám vào niêm mạc tá tràng; ấu trùng trong nang trùng sẽ thoát vở và phát triển thành sán lá ruột trưởng thành. Thời gian từ khi nang trùng xâm nhập cơ thể đến khi phát triển thành sán lá ruột trưởng thành mất khoảng 90 ngày.
Sán lá ruột trưởng thành sống ký sinh ở ruột non.
Đường xâm nhập
Sán lá ruột xâm nhập vào cơ thể người một cách thụ động qua con đường ăn uống. Người bị mắc bệnh sán lá ruột là do ăn các loại thực vật sống dưới nước như ngó sen, củ ấu… có chứa nang trùng của sán lá ruột chưa được nấu chín.
Diễn biến chu kỳ
Sán lá ruột đẻ trứng tại nơi ký sinh là ruột non. Trứng theo phân ra ngoài và bắt buộc phải vào môi trường nước mới tiếp tục phát triển được. Sau một thòi gian, ấu trùng dần dần hình thành trong trứng. Với nhiệt độ tương đối thích hợp của nước (27 – 32°C), sau từ 2 – 3 tuần lễ, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng.
Ấu trùng lông phá vở trứng về phía nắp rồi di chuyển tự do trong nước nhờ những lông quanh cơ thể để xâm nhập vào một số loại ốc là những vật chủ thích hợp (ốc Planorbis, Segmentina và Hippeutis).
Thời gian hoạt động của ấu trùng lông thường kéo dài từ 6 – 52 giờ. Quá khoảng thời gian này, nếu không tìm được vật chủ thích hợp, ấu trùng lông sẽ bị chết.
Sau khi vào ốc, ấu trùng lông chuyển thành bào ấu và khoảng 5 tuần sau có hàng loạt ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc và sống bám vào một số thực vật sống dưới nước (thực vật thủy sinh) tạo thành nang trùng. Nang trùng sống bám vào lá và củ của các loài cây thủy sinh này. Những thực vật thủy sinh có mang nang trùng thường là củ ấu, ngó sen, bèo… Bac-lop đã tìm thấy một củ ấu có tới 200 nang trùng sán. Vì vậy, những vùng có củ ấu (Trapa natans và Trapa bicomis) dễ có bệnh.
Người ít ăn các loại củ ấu, ngó sen, củ niễng sống nên tỷ lệ mắc bệnh sán lá ruột thường không cao. Lợn nhà thường được cho ăn các loại rau, bèo chưa nấu chín nên rất dễ nhiễm bệnh. Nếu người hoặc lợn ăn phải thực vật có nang trùng, nang trùng sẽ vào dạ dày. Nhờ có vở, nang trùng không bị dịch vị phá hủy, nó đi vào ruột – bám vào niêm mạc tá tràng; ấu trùng trong nang trùng sẽ thoát vở và phát triển thành sán lá ruột trưởng thành. Thời gian từ khi nang trùng xâm nhập cơ thể đến khi phát triển thành sán lá ruột trưởng thành mất khoảng 90 ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét