Ở miền Nam cũng tiến hành điều tra một số tỉnh nhưng cho đến nay vẫn chưa phát hiện thấy bệnh giun chỉ.
Ở đồng bằng Bắc Bộ, giun chỉ B. malayi chiếm đa số trong các trường hợp nhiễm giun chỉ (77 I 95%) và thường gặp ở vùng trồng lúa nước. w. bancrofti gặp I các điểm điều tra Sơn Tây, Hòa Bình đây là vùng bán sơn địa.
Ở đồng bằng Bắc Bộ, giun chỉ B. malayi chiếm đa số trong các trường hợp nhiễm giun chỉ (77 I 95%) và thường gặp ở vùng trồng lúa nước. w. bancrofti gặp I các điểm điều tra Sơn Tây, Hòa Bình đây là vùng bán sơn địa.
Chu kỳ xuất hiện ấu trùng giun chỉ
- B. malayi có chủng có chu kỳ đêm, xuất hiện ở máu ngoại vi từ 22 giờ đến 4 giờ sáng. Ở Việt Nam chưa thấy B. malayi có chủng bán chu kỳ.
- w. bancrofti cũng là chủng chu kỳ đêm, ấu trùng xuất hiện ở máu ngoại vi từ 24 đến 4 giò sáng, ở Việt Nam chưa thấy chủng bán chu kỳ ngày của w. bancrofti.
- B. malayi có chủng có chu kỳ đêm, xuất hiện ở máu ngoại vi từ 22 giờ đến 4 giờ sáng. Ở Việt Nam chưa thấy B. malayi có chủng bán chu kỳ.
- w. bancrofti cũng là chủng chu kỳ đêm, ấu trùng xuất hiện ở máu ngoại vi từ 24 đến 4 giò sáng, ở Việt Nam chưa thấy chủng bán chu kỳ ngày của w. bancrofti.
Các yếu tố nhiễm giun chỉ
Về dịch tễ học, yếu tố nhiễm giun chỉ phụ thuộc vào người và muỗi truyền bệnh.
Mọi lứa tuổi đều nhiễm bệnh, nhưng nói chung tuổi lớn thì tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn, bệnh tăng dần từ lứa tuổi 16 – 20 tuổi và bệnh nhiễm cao ở lứa tuổi 30 – 40 tuổi (đây là tuổi lao động dễ tiếp xúc với muỗi đốt). Tập quán sinh hoạt (ở trần), làm việc ban đêm cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm bệnh. Tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ không có sự khác biệt nếu điều kiện sinh hoạt và lao động như nhau.
Loại muỗi truyền bệnh liên quan mật thiết đến tình hình dịch tễ học. Nếu muỗi truyền bệnh có mật độ cao, có tuổi sinh lý cao, ưa thích máu người thì bệnh dễ nghiêm trọng.
- Muỗi chủ yếu truyền giun chỉ B. malayi ở nước ta là Mansonia (M. uniformis, M. annulifera), đây là loại muỗi hút máu về đêm, rất ưa thích hút máu người và sinh sống ở các hồ ao có thực vật thủy sinh như bèo Nhật Bản!
- Ngoài ra muỗi Culex quiquefasciatus phổ biến ở đồng bằng và ở cả vùng trung du, vùng bán sơn địa. Muỗi này có thể đẻ trứng ở bất kỳ nơi nào có nước, hút máu vào ban đêm và thích hút máu người. Loại muỗi này truyền giun chỉ w. bancroftL
Sự lan truyền bệnh giun chỉ phụ thuộc vào mật độ ấu trùng giun chỉ
Thuận lợi nhất cho sự lan truyền bệnh, với mật độ 3 – 4 ấu trùng giun chỉ/ml máu.
Mật độ thấp quá, dưới 1 ấu trùng giun chỉ/ml máu, không thuận lợi cho sự lan truyền bệnh giun chỉ. Vì mật độ ấu trùng giun chỉ thấp, xác suất để muỗi hút máu có ấu trùng giun chỉ truyền sang cho người lành thấp.
Mật độ cao quá, trên 10 ấu trùng giun chỉ/ml máu, cũng không thuận lợi cho sự lan truyền bệnh giun chỉ. Vì muỗi hút máu có nhiều ấu trùng giun chỉ, có thể nặng nề, di chuyển hạn chế nên thường chỉ truyền bệnh trong phạm vi hẹp.
Ở Việt Nam, theo điều tra của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng (1980), mật độ ấu trùng giun chỉ là 7 – 8 ấu trùng/60 ml máu, mật độ này thấp hơn so với các các nghiên cứu trước đây của Tsiua San và Phan Đình Luyên (1960). Như vậy mức độ bệnh giun chỉ nước ta đã giảm so với thời gian trước 1960.
Đọc thêm tại:
- http://kysinhtrung.blogspot.com/
- http://kysinhtrung.blogspot.com/2015/04/thuc-trang-nhiem-giun-san-va-benh-giun.html
- http://kysinhtrung.blogspot.com/2015/05/muc-o-phan-bo-cua-benh-giun-chi.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét