Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Diễn biến chu kỳ giun móc/mỏ

    Giun móc/mỏ đực và cái trưởng thành ký sinh ở tá tràng. Sau khi giao hợp, giun cái sẽ đẻ trứng. Trứng giun theo phân ra ngoại cảnh. Ở ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ thích hợp, ẩm độ, oxy và nơi râm mát), trứng giun sẽ phát triển thành ấu trùng. Ở nhiệt độ 25 – 35°C, trứng giun sẽ nở thành ấu trùng giai đoạn I (thực quản có ụ phình) sau 24 giờ. Nhiệt độ môi trường càng thấp thì sự phát triển của trứng giun càng chậm và ở nhiệt độ 15°C sau 5 ngày trứng giun mới nở thành ấu trùng. Trứng của giun móc Ancylostoma duodenale không thể nở ở nhiệt độ trên 45°C, còn trứng của giun mỏ Necator americanus không thể nở ở nhiệt độ trên 40°C (xem bảng dưới đây).

Diễn biến chu kỳ giun móc/mỏ


Nhiệt độChủngẢnh hưởng đến trứng và ấu trùng
Trên 45°cA. duodenale N. americanusẤu trùng bị giết trong vòng 90 phút Ấu trùng bị giết trong vòng 15 phút
45°c40°cA. duodenale N. americanusHầu hết các trứng không nở được
15 – 35°c 20 – 35°cA. duodenale N. americanus90% số trứng nở trong vòng 24 giờ
20 – 27°c 28 – 32°cA. duodenale N. americanusNhiệt độ lý tưởng cho các ấu trùng
15°cA. duodenale N. americanus90% số trứng nở trong 5 ngày Số trứng nở ít hơn

      Ngoài những yếu tố nêu trên, tính chất thổ nhưỡng cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của ấu trùng. Đất màu, phù sa ven sông, đất mùn tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng phát triển; đất sét, đất mặn hạn chế sự phát triển của ấu trùng.

      Ấu trùng giai đoạn I, vừa thoát khỏi trứng, có chiều dài khoảng 0,2 – 0,3 mm, sống tự do trong phân hoặc trong đất bị nhiễm phân và sống bằng các vi khuẩn hoặc các chất hữu cơ khác trong phân, đất. Chúng phát triển thành ấu trùng giai đoạn II, tiếp tục hoạt động sống và trưởng thành nhưng vẫn chưa có khả năng lây nhiễm. Chiều dài của ấu trùng giai đoạn II khoảng 0,5 mm và có thể nhìn thấy được khi chúng được treo trong nước và nhìn trong điều kiện ánh sáng tốt trên nền đen.

      Tới ngày thứ 5 sau khi nở, ấu trùng giai đoạn II phát triển thành ấu trùng giai đoạn III (thực quản hình trụ). Ấu trùng giai đoạn III có kích thước 0,5 – 0,7 mm, không tự dưỡng và có khả năng xâm nhập vào vật chủ qua đường da hoặc niêm mạc. Những ấu trùng này rất hoạt động chúng có các hướng động đặc biệt giúp cho việc tìm vật chủ.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: giun tóc, bệnh giun sán ở người

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét