Bệnh giun móc đã được mô tả từ lâu trong các tài liệu cổ và đến thế kỷ 17 được nhiều tác giả mô tả đầy đủ hơn như Jakok de Bondt, 1629, Pison và Magraff, 1648. Năm 1843, Dubini đã phát hiện thấy giun móc ỏ tử thi một bệnh nhân ở Milan và đặt tên là Ancylostoma duodenale. Tiếp sau đó, một số tác giả khác như Prunez, 1847, Bilharz, 1852, Criesinger, 1854 cũng phát hiện tương tự và mô tả thêm. Loss, 1898 đã xác định được cơ chế nhiễm bệnh qua da của giun móc và Stiles, 1902 đã tìm thấy Necator americanus cũng ký sinh ở tá tràng và phổ biến hơn Ancylostoma duodenale ở một số nơi.
Giun móc và giun mỏ thuộc họ Ancylostomidae ký sinh ở người. Đặc điểm của họ giun này là giun có bao miệng phát triển. Miệng có các cơ quan sắc dùng ngoạm vào niêm mạc ruột của vật chủđể hút máu. Trong họ này có giống Ancylostoma và giống Necator. Giống Ancylostoma bao gồm các loài Ancylostoma duodenale ký sinh ở người, A. caninum ký sinh ở chó. Giống Necator ký sinh ở người là loài Necator americanus. Ở Việt Nam có hai loài ký sinh là Ancylostoma duodenale (giun móc) và Necator americanus (giun mỏ). Hai loài này dễ dàng phân biệt về mặt hình thể nhưng các đặc điểm khác về sinh học, dịch tễ, bệnh học, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cũng gần giông nhau. Do đó, trong tài liệu này cả hai loài trên được gọi vói tên là giun móc/mỏ.
Giun móc (A, duodenale)
Con trưởng thành màu trắng sữa hoặc hơi hồng, hoặc đỏ nâu. Sở dĩ màu của giun thay đổi là do trong ruột của giun có máu; nếu không có máu; giun có màu trắng sữa và nếu có máu, màu thay đổi tuỳ theo sự biến màu của máu ỏ ruột giun. Con đực dài 8-11 mm, con cái dài 10 – 13 mm. Trong bao miệng có 2 đôi răng hình móc ỏ bờ trên của miệng, bố trí cân đối; bò dưới của miệng là các bao cứng giúp giun móc ngoạm chặt vào niêm mạc ruột để hút máu. Hình thể và số lượng móc là đặc điểm để phân loại các giống Ancylostoma.Thực quản tiếp theo phần miệng, chiếm đến 1/6 chiều dài của cơ thể, sau thực quản là ruột đổ ra hậu môn. Bộ máy sinh dục cái bao gồm 2 buồng trứng và 2 ống dẫn trứng để đổ vào lỗ đẻ ỏ 1/3 trước của thân giun.
Bộ máy sinh dục đực gồm 1 tinh hoàn và ống dẫn tinh dẫn tới lỗ sinh dục ở hậu môn. Ngoài ra giun móc đực còn có 2 gai sinh dục dài.
Một đặc điểm của họ Ancylostomidae là con đực có đuôi xòe như chân vịt; đuôi xòe này bao gồm các gân cứng (gân trước, gân bên, gân trước bên, gân sau bên, gân sau). Trong bảng định loạị họ này, người ta phân biệt bằng hình thể gân sau. Giun móc đực gân sau có đuôi xòe và gân chia 3 nhánh.
Đối với họ giun móc, ở phần đầu ta có thể thấy 2 tuyến bài tiết dài trong xoang thân có nhiệm vụ tiết ra chất chống đông máu, giúp giun móc hút máu dễ dàng.
Trứng giun móc hình trái xoan, có kích thước 60 .m x 40 m, ngoài là lớp vỏ mỏng không màu, nhẵn; trong trứng có nhân. Trứng lúc sinhrađã có 4 – 8 phôi bào.
Đọc thêm tại:
- http://kysinhtrung.blogspot.com/
- http://kysinhtrung.blogspot.com/2015/04/thuc-trang-nhiem-giun-san-va-benh-giun.html
- http://kysinhtrung.blogspot.com/2015/05/kha-nang-e-trung-va-phan-bo-benh-cua.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét