Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Các biện pháp chẩn đoán bệnh giun chỉ

Thời kỳ mãn tính
     Trong thời kỳ này bệnh nhân không còn thấy các đợt viêm bạch mạch cấp tính, nhưng các hạch bạch huyết có thể to lên thường xuyên. Quan trọng của thời kỳ này là xuất hiện phù voi.
Các đợt phù voi liên tiếp, da dày dần, ở chân có thể thấy phù từ dưới dần lên trên. Thường bệnh nhân phù một chân, hoặc một tay, ít trường hợp phù voi hai chân hoặc hai tay. Bộ phận sinh dục cũng có hiện tượng phù to, không đỏ, không đau như các viêm tấy. Biểu hiện lâm sàng thường gặp phù voi ở chi dưới, đa số phù độ III trỏ xuống (phù bàn chân đến 1/2 cẳng chân).

      Hiện tượng phù voi thường được coi là phù cứng, da bị thương tổn, dày cứng. Các cơ quan bị phù voi lâu dần tổ chức liên kết tăng sinh, trở thành cứng, dày, tuần hoàn đến nơi đó thiếu hụt, có thể gây những vết loét thiếu dưỡng. Điều này dẫn đến những di chứng nặng nề cho bệnh nhân về thể chất cũng như tâm lý như dị dạng các cơ quan bị phù voi, ảnh hưởng nhiều tới chức năng vận động, hoạt động sinh lý…
Trong thời kỳ này, xét nghiệm máu ngoại vi rất hiếm thấy ấu trùng giun chỉ.

biện pháp chẩn đoán bệnh giun chỉ

CHUẨN ĐOÁN
Lâm sàng
     Chẩn đoán lâm sàng thường khó trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi có các triệu chứng phù voi, đái dưỡng chấp, bệnh nhân sông trong vùng lưu hành bệnh giun chỉ, chẩn đoán lâm sàng dễ dàng hơn. Nhưng đối với người sông ngoài vùng lưu hành bệnh giun chỉ, chẩn đoán lâm sàng gặp khó khăn.
Xét nghiệm

Xét nghiệm máu tìm ấu trùng giun chỉ
      Nguyên tắc là phải lấy máu về ban đêm (nên lấy từ 24 giờ đến 2 giò sáng). Làm tiêu bản giọt đặc, nhuộn Giemsa tìm ấu trùng giun chỉ là phương pháp thông dụng nhất. Nhưng nếu mật độ ấu trùng giun chỉ trong máu ít, xác suất dương tính sẽ thấp. Việc lấy máu về đêm gây phiền hà cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế, rất khó áp dụng trong điều tra dịch tễ hàng loạt. Tuy nhiên, cho đến nay, đây vẫn là phương pháp chẩn đoán chủ yếu tại cộng đồng.
Các phương pháp tập trung ấu trùng tuy phức tạp hơn phương pháp xét nghiệm máu ngoại vi ban đêm nhưng cho kết quả phát hiện cao hơn, đặc biệt trong những trường hợp mật độ ấu trùng giun chỉ thấp.
- Phương pháp Knote: lấy 2 ml máu cho vào ông nghiệm có chứa 10 ml Formalin 2%, ly tâm lấy cặn, làm tiêu bản giọt dày, nhuộm Giemsa.
- Phương pháp Harris: lấy 4 ml máu cho vào ống nghiệm có sẵn 0,1 ml heparin, 4ml saponin 2%, ly tâm quan sát phần lắng.
- Phương pháp màng lọc Millipore: lấy 1 ml máu tĩnh mạch vào bơm tiêm, hút thêm 4 ml nước cất, lắc trong bơm tiêm cho đến khi máu bị huyết tán hoàn toàn. Bơm máu đã huyết tán qua màng lọc. Hút 5 ml nước cất vào bơm tiêm và lại bơm qua màng lọc. Tiếp tục làm như vậy 4 – 5 lần để rửa bơm tiêm, cho đến khi nước trong. Bơm không khí qua màng lọc 4 – 5 lần. Sau đó lấy màng lọc ra, để úp mặt trên lam kính, nhuộm màng lọc bằng Giemsa, rửa nhanh và để khô, soi màng lọc dưới kính hiển vi và có thể làm trong màng lọc bằng dầu bách hương.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác hại của giun đũa, bệnh giun sán

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét