Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Khả năng đẻ trứng và phân bố bệnh của giun móc/mỏ

Khả năng đẻ trứng của giun móc/mỏ

Một giun móc cái Ancylostoma duodenale đẻ khoảng 10.000 – 25.000 trứng mỗi ngày.

Một giun mỏ cái Necator americanus đẻ khoảng 5.000 -10.000 trứng mỗi ngày.

Phân bố bệnh giun móc/mỏ trên thế giới

     Bệnh giun móc phổ biến ỏ các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đối, đặc biệt bệnh lan tràn phụ thuộc vào nghề nghiệp. Ở các nước có khí hậu lạnh, bệnh có ở các vùng mỏ than ở dưới mặt đất. Ở đấy có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, phù hợp với điều kiện cho mầm bệnh giun móc/mỏ có thể phát triển. Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện lao động của công nhân mỏ than được cải thiện tốt nên bệnh này cũng giảm nhiều.

     Ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đối bệnh giun móc/mỏ liên quan tối nông dân. Đặc biệt là nông dân vùng trồng màu hoặc cây công nghiệp như dâu tằm, mía, cà phê, thuốc lá…

Khả năng đẻ trứng


Phân bố bệnh giun móc/mỏ ở Việt Nam

Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nước ta thay đổi tuỳ theo miền, vùng địa lý:

Miền Bắc:       

Vùng đồng bằng :        3 – 60%

Vùng trung du    :         59 – 64%

Vùng núi            :         61%

Vùng ven biển    :        67%

Miền Trung:     

Vùng đồng bằng   :     36%

Vùng núi               :    66%

Vùng ven biển       :     69%

Miền Nam:       

Vùng đồng bằng     :   52%

Vùng ven biển         :   68%

Vùng Tây nguyên    :   47%

(Số liệu của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng và Côn trùng Hà Nội, 1998)

     Nhiễm giun móc/mỏ phụ thuộc vào nghề nghiệp, tuổi, giới: nông dân, đặc biệt nông dân các vùng trồng rau màu, cây công nghiệp, công nhân vùng mỏ có tỷ lệ nhiễm cao; tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm càng cao; nữ giới nhiễm cao hơn nam giới. Tính chất thổ nhưỡng của địa phương cũng ảnh hưởng đến phân bố của bệnh: vùng đất phù sa ven sông, đất màu, đất vùng ven biển

Kết quả điều tra sự ô nhiễm ấu trùng giun móc/móc ở ngoại cảnh miền Bắc cho thấy:

Vùng đồng bằng: 100 – 140 ấu trùng/100 gam đất.

Vùng trung du:            8 – 35 ấu trùng/100 gam đất.

Vùng núi:                    0,2 – 0,7 ấu trùng/100 gam đất.

Mức độ phân bố bệnh còn phụ thuộc vào các yếu tố:

-      Tính chất thổ nhưỡng của địa phương: vùng đất phù sa ven sông, đất màu, đất vùng ven biển có tỷ lệ nhiễm bệnh cao.

-      Phương thức canh tác trong nông nghiệp như sử dụng phân người chưa ủ để chăm bón lúa, hoa màu, cây công nghiệp.

-      Tình trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, tình trạng sử dụng hố xí không hợp vệ sinh và thói quen đại tiện bừa bãi….

     Ở nước ta, trong hai loại giun móc và giun mỏ thì giun mỏ Necator americanus chiếm 95% các trường hợp nhiễm bệnh, giun móc Ancylostoma duodenale chiếm 5%. Giun mỏ Necator americanus là loài chủ yếu phân bố ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giun móc Ancỵlostoma duodenale là loài chủ yếu phân bố ở các nước ôn đối. Ở vùng Đông Nam Á ngoài 2 loài Ancylostoma duodenale, Necator americanus, còn thấy loài Ancylostoma ceylanicum ký sinh ỏ người. Tuy nhiên, ở nước ta chưa thấy có loài này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét