Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Đặc điểm sinh học và chu kỳ của bệnh sán dây

      Bệnh sán dây bao gồm hai bệnh: bệnh do sán dây lợn và bệnh do sán dây bò gây ra. Lâm sàng của hai bệnh do sán dây trưởng thành tiến triển như nhau, đều gây ra hội chứng suy dinh dưỡng và suy nhược thần kinh.

Hình thể

Sán dây lợn (Taenia solium): cơ thể gởm khoảng 900 đốt, đốt trưởng thành dài 10 – 12 mm. Tử cung chia làm 12 nhánh. Đầu sán ngoài 4 giác bám như đầu sán dây bò, còn có thêm hai vòng móc.
Sán dây bò (Taenia saginata): dài từ 4 – 12 m. Thân sán gởm trên 1.000 đốt, đốt trưởng thành dài 20 – 30 mm. Tử cung chia thành khoảng 32 nhánh. Đầu sán nhở, có 4 giác bám.
Hình 46. Hình thể sán dây lợn (T.solium), sán dây bò (T. saginata)

 chu kỳ của bệnh sán dây

Chu kỳ

- Muốn thực hiện chu kỳ, mầm bệnh bắt buộc phải phát triển trong vật chủ trung gian (lợn hoặc bò).
- Trứng sán dây không cần đòi hởi thòi gian phát triển ở ngoại cảnh.
- Người là vật chủ chính của sán dây lợn và sán dây bò. Người cũng có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn (trong trường hợp người mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn do ăn phải trứng sán). Người không mắc bệnh ấu trùng sán dây bò.
Vị trí ký sinh
- Sán dây lợn, sán dây bò trưởng thành ký sinh ở ruột non, dinh dưỡng bằng thẩm thấu các chất dinh dưỡng ở trong ruột.
- Ấu trùng sán dây dinh dưỡng bằng thẩm thấu các chất dinh dưỡng tại cơ quan mà ký sinh trùng ký sinh.
Đường xâm nhập
- Thụ động, qua đường ăn uống.
- Người mắc sán dây lợn hoặc sán dây bò trưởng thành do ăn phải thịt lợn (hoặc thịt bò) có chứa nang ấu trùng sán dây lợn (hoặc nang ấu trùng san dây bò) chưa được nấu chín dưới mọi hình thức.
- Người mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn do ăn phải trứng sán dây lợn có trong rau, quả tươi, uống nước lã có lẫn trứng sán.
- Ngoài ra, người có thể bị mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn do đốt sán già chứa trứng ở ruột trào ngược lên dạ dày khi bệnh nhân bị nôn, làm giải phóng trứng tại dạ dày….


Đọc thêm tại:

Diễn biến và cách điều trị bệnh sán lá ruột

       Bệnh sán lá ruột thường diễn biến làm 3 giai đoạn: giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn kết thúc. Ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân thường chỉ có những triệu chứng nhẹ: mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, thiếu máu nhẹ. Ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân thấy đau bụng kèm theo ỉa chảy.Tình trạng đau bụng và ỉa chảy xảy ra thất thường. Phân lỏng, không có máu nhưng có nhiều chất nhầy và có lẫn nhiều thức ăn không tiêu, ỉa chảy có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ. Đau bụng thường đau ở vùng hạ vị, đau kèm theo ỉa chảy và có thể xảy ra những cơn đau dữ dội. Bụng bị trướng, nhất là với trẻ em; sức khỏe toàn thân giảm sút nhanh chóng. Nếu sán nhiễm nhiều và nếu không được điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng với những triệu chứng phù nề toàn thân, tràn dịch ở nhiều nội tạng, nhất là tim phổi, cổ trướng và bệnh nhân có thể chết trong tình trạng suy kiệt.

mức độ phân bố sán lá ruột

CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán lâm sàng thường dựa vào những triệu chứng ỉa chảy, phù nề, suy nhược, tăng bạch cầu ái toan.
Chẩn đoán khẳng định dựa vào xét nghiệm phân tìm trứng – trứng sán lá ruột có hình thể và kích thước dễ nhận.
ĐIỂU TRỊ
- Hexylresorcinol: 0,4 g cho trẻ em từ 1 – 7 tuổi, 1 g cho người trên 13 tuổi.
Hiện nay thuốc này ít dùng.
- Tetrachloroetylen (Didaken): 0,1 ml/kg. Người lớn tối đa 4 ml. uống vào buổi sáng, uống 2 ngày liền. Hiện nay thuốc này ít dùng.
- Niclosamid, viên nén 500mg. Người lớn uống vào buổi sáng lúc đói 01 gam (02 viên loại 500 mg), nhai kỹ thuốc, rồi uống với một ít nước, 2 giò sau lại uống thêm 02 viên nữa. Trẻ em từ 2 – 7 tuổi uống 02 viên và dưới 2 tuổi uống 01 viên. Cần nghiền nhở thuốc, rồi hòa tan một chút sữa để cho trẻ dễ uống.
- Diclorophen, viên bọc đường 500 mg. Người lớn uống liều duy nhất 14 viên (viên 500 mg), chia làm vài lần uống trong 24 giờ. Trẻ em cứ 1 tuổi uống 01 viên.
- Praziquantel, viên nén 500 mg. Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn dùng liều như nhau: uống liều duy nhất 40 mg/kg cân nặng.
PHÒNG BỆNH
Chủ yếu không ăn các loại cây thủy sinh không được nấu chín. Ngoài ra cần quản lý phân, không dùng phân bón cho cây trồng ở dưới nước, điều trị những người có bệnh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan lớn, trieu chung giun san

Mức độ phân bố của bệnh sán lá ruột

Yếu tố nguy cơ nhiễm
   Tình hình phân bố dịch tễ của sán lá ruột phụ thuộc vào tình hình sinh hoạt và khung cảnh địa lý của từng vùng. Những vùng có nhiều hô ao, ở hồ ao có nhiều cây thủy sinh, nhất là những cây thủy sinh lại được sử dụng làm thức ăn cho người hoặc gia súc thì dễ có bệnh.

Phân bố bệnh sán lá ruột
   Tình hình nhiễm sán lá ruột tập trung chủ yếu vào vùng Đông Á và Trung Á. Theo nhiều thống kê điều tra, ổ bệnh chính là Trung Quốc. Tình hình nhiễm bệnh cao ở những vung Hương cảng, Quảng Đông, dọc sông bò sông Dương Tử, tỷ lệ bệnh thay đổi từ 5 – 10%. Ở các thành phố như Thượng Hải, tỷ lệ bệnh cũng cao.
Ở Ấn Độ Thái Tari Malayxia, Đài Loan cũng rải rác những ổ bệnh sán lá ruột.
Ở Việt Nam, những thông kê năm 1913 của Brau, Bruyant và Noc thấy có tỷ lê cao nhưng sau 1924 đã giảm. Ở miền Bắc Việt Nam, bệnh hiếm gặp (Mathis và Leger, 1911; Galliard và Đặng Văn Ngữ, 1941). Tuy bệnh ở người hiếm gặp nhitng bệnh ở lợn rất phổ biến; ở Việt Nam có khi tói 80% lợn nhiễm sán.

mức độ phân bố sán lá ruột

Thương tổn cơ thể bệnh học
   Thường những trường hợp nhiễm sán mới có thương tổn cơ thể bệnh học rõ rệt, niêm mạc ruột non thường bị phù nề và viêm. Tình trạng phù nề và viêm có thể lan tới tận ruột già. Niêm mạc ruột có thể bị sùi và có những đám sung huyết hoặc xuất huyết tương ứng với vị trí bám của sán. Ruột có thể bị giãn và gây nên những rối loạn tiêu hóa. Đối với những trường hợp nhiễm sán qua nhiều, ruột có thể bị tắc. Nếu những tổn thương do sán có thêm bội nhiễm do VI khuẩn, có thể xảy ra các hiện tượng viêm và sưng của những hạch mạc treo Ngoài những thương tổn tại ruột là nơi ký sinh của sán, những độc tô” do sán tiết ra sẽ gây những thương tổn và rối loạn chung. Toàn thân có thể bị phù nề ngoại tâm mạc bị tràn dịch, lách có những biến đổi tổ chức. Bệnh nhân thường bị thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, huyết cầu tô” giảm. Bạch cầu ái toan tăng lên, có thể tới 15 – 20%. Những thương tổn cơ thể bệnh học xảy ra một phần do sán gây tổn thương ở ruột, chiếm thức ăn, một phần khác do những độc tô” của sán tiết ra.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: benh giun luon, bệnh giun sán ở người

Quá trình hình thành và phát triển của sán lá ruột

Hình thể
     Sán lá ruột dài từ 30 – 70 mm, chiều ngang từ 14 – 15 mm. Hấp khẩu miệng có đường kính 510 μm, hấp khẩu bám có đường kính từ 1,5 – 2 mm.
Trứng sán lá ruột có kích thước lớn nhất trong các loại trứng giun sán ký sinh ở người. Trứng có chiều dài 125 – 140 μm, chiều ngang 75 – 90 μm, mầu sẫm.

     Trong giai đoạn phát triển ở ốc, từ trứng sẽ phát triển thành nhiều ấu trùng đuôi. Au trùng đuôi của sán lá ruột dẹt giống như hình nòng nọc, chiều dài từ 210 – 230 um, chiều ngang từ 120 – 150 μm. Đuôi của ấu trùng dài hơn thân chừng 2 – 3 lần. Nang trùng của sán lá ruột có đường kính từ 120 – 135 μm.

phát triển của sán lá ruột

Vị trí ký sinh
Sán lá ruột trưởng thành sống ký sinh ở ruột non.
Đường xâm nhập
       Sán lá ruột xâm nhập vào cơ thể người một cách thụ động qua con đường ăn uống. Người bị mắc bệnh sán lá ruột là do ăn các loại thực vật sống dưới nước như ngó sen, củ ấu… có chứa nang trùng của sán lá ruột chưa được nấu chín.
Diễn biến chu kỳ
Sán lá ruột đẻ trứng tại nơi ký sinh là ruột non. Trứng theo phân ra ngoài và bắt buộc phải vào môi trường nước mới tiếp tục phát triển được. Sau một thòi gian, ấu trùng dần dần hình thành trong trứng. Với nhiệt độ tương đối thích hợp của nước (27 – 32°C), sau từ 2 – 3 tuần lễ, ấu trùng lông phát triển hoàn chỉnh trong trứng.
    Ấu trùng lông phá vở trứng về phía nắp rồi di chuyển tự do trong nước nhờ những lông quanh cơ thể để xâm nhập vào một số loại ốc là những vật chủ thích hợp (ốc Planorbis, Segmentina và Hippeutis).
Thời gian hoạt động của ấu trùng lông thường kéo dài từ 6 – 52 giờ. Quá khoảng thời gian này, nếu không tìm được vật chủ thích hợp, ấu trùng lông sẽ bị chết.
     Sau khi vào ốc, ấu trùng lông chuyển thành bào ấu và khoảng 5 tuần sau có hàng loạt ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc và sống bám vào một số thực vật sống dưới nước (thực vật thủy sinh) tạo thành nang trùng. Nang trùng sống bám vào lá và củ của các loài cây thủy sinh này. Những thực vật thủy sinh có mang nang trùng thường là củ ấu, ngó sen, bèo… Bac-lop đã tìm thấy một củ ấu có tới 200 nang trùng sán. Vì vậy, những vùng có củ ấu (Trapa natans và Trapa bicomis) dễ có bệnh.
     Người ít ăn các loại củ ấu, ngó sen, củ niễng sống nên tỷ lệ mắc bệnh sán lá ruột thường không cao. Lợn nhà thường được cho ăn các loại rau, bèo chưa nấu chín nên rất dễ nhiễm bệnh. Nếu người hoặc lợn ăn phải thực vật có nang trùng, nang trùng sẽ vào dạ dày. Nhờ có vở, nang trùng không bị dịch vị phá hủy, nó đi vào ruột – bám vào niêm mạc tá tràng; ấu trùng trong nang trùng sẽ thoát vở và phát triển thành sán lá ruột trưởng thành. Thời gian từ khi nang trùng xâm nhập cơ thể đến khi phát triển thành sán lá ruột trưởng thành mất khoảng 90 ngày.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác hại của giun đũa, bệnh giun sán

Cách điều trị và phòng bệnh sán lá phổi

ĐIỂU TRỊ
Thuốc lựa chọn điều trị bệnh sán lá phổi cần đạt những yêu cầu sau:
- Hấp thu dễ qua đường uống.
- Không độc đôi với vật chủ.
- Tác dụng điều trị cao với sán.

       Trước đây việc điều trị bệnh sán lá phổi thường dừng một số thuốc như: hexaclorroparaxylen (Cloxyl), emetin. Những thuốc này độc hiện nay không dùng.
Hiện nay, praziquantel được chọn là thuốc điều trị sán lá phổi tốt nhất. Ngoài ra có thể dùng triclabendasole lOmg / kg chia 2 lần cách nhau 6 – 8 giờ cũng có tác dụng với sán lá phổi.
Praziquantel có biệt dược là Biìtricide, Đistocide, Trematodicide là dẫn xuất của pyrazinoisoquinolin được phát hiện năm 1972, có khả năng điều trị nhiều bệnh giun sán với hiệu quả cao.

phòng bệnh sán lá phổi


- Cơ chế tác dụng của thuốc: Praziquantel làm tăng tính thấm của màng tế bào ký sinh trùng đối với Ca++, dẫn đến tăng nồng độ Ca++ trong tế bào sán, làm vở tế bào và ký sinh trùng chết.
- Tác dụng phụ của thuốc: thường ở mức độ nhẹ, dễ mất và bệnh nhân có thể chịu được. Đó là các biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, buồn nôn, khó chịu vùng hạ vị, mẩn ngứa và có thể sốt.
- Phác đồ điều trị:
+ Tổ chức Y tế thế giới sử dụng liều: Praziquantel 75 mg / kg / ngày X 3 ngày + Phác đồ nghiên cứu điều trị tại Việt Nam:
Praziquantel 25 mg/kg/ngày X 3 ngày, khỏi 68,8%
Praziquantel 50 mg/kg/ngày X 3 ngày, khỏi 75%
Praziquantel 75 mg/kg/ngày X 2 ngày, khỏi 97,4%
- Cách dùng: thuốc được uống sau khi ăn no chia làm 3 lần trong ngày cách nhau 4-6 giờ.
Chống chỉ định: không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, đang nhiễm trùng cấp tính hoặc suy tim, gan, thận, dị ứng với praziquantel.
Lưu ý: Không lái xe khi dùng thuốc vì thuốc có thể gây trạng thái lơ mơ.

PHÒNG BỆNH
      Nguyên tắc phòng bệnh sán lá phổi cũng giống như phòng bệnh giun sán ký sinh đường ruột khác: phải quản lý phân, đờm, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, điều trị cho người bệnh, tuyên truyền giáo dục vệ sinh phòng bệnh.
Phòng bệnh sán lá phổi tốt nhất là tuyệt đối không ăn tôm, cua sống hoặc chưa nấu chín (không ăn gỏi tôm, gỏi cua, không ăn tôm, cua nướng).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: bệnh sán lá gan, benh giun san

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Đặc điểm chu kỳ của Sán lá phổi

    Sán lá phổi thuộc lớp sán lá (Trematoda), bộ Fascioloidae, họ Troglotremidae.
Trong họ Troglotremidae có giống Paragonimus.
Trong giống Paragonimus có 10 loài gây bệnh cho người, trong đó có loài Paragonimus ringeri /Paragonimus westermani.

Hình thể
      Sán lá phổi dài 8 – 16 mm, chiều ngang 4 – 8 mm, dày 3 – 4 mm. Sán lá phổi có màu nâu đỏ và rất giống như một hạt cà phê. vỏ của sán lá phổi có những gai nhỏ, mồm hút phía trước có đường kính từ 1 – 1,4 mm. Mồm hút ở bụng có kích thước tương đương với mồm hút phía trước. Các ống ruột là những ống ngoằn ngoèo. Lỗ sinh dục ở gần mồm hút phía bụng.
      Sán lá phổi là lưỡng giới, trong một cơ thể có cả bộ phận sinh dục đực và cái. Bộ phận sinh dục gồm có tinh hoàn, buồng trứng và tử cũng.
Trứng của sán lá phôi có hình bầu dục, có màu sẫm và có nắp. Trứng có kích thước, chiều dài 80 – 100 μm, chiều ngang 50 – 67 μm.

Đặc điểm chu kỳ của Sán lá phổi

Chu kỳ
Vị trí ký sinh
     Sán lá phổi trưởng thành ký sinh chủ yếu ở phổi (tiểu phế quản) nhưng cũng có thể ký sinh ở màng phổi, phúc mạc, gan, não, tinh hoàn, dưới da…
Đường xâm nhập
      Sán lá phổi xâm nhập vào cơ thể vật chủ một cách thụ động qua con đường ăn uống. Người bị mắc bệnh sán lá phổi là do ăn tôm, cua chứa nang trùng của sán lá phổi dưới hình thức tôm, cua sống hoặc chưa nấu chín.
Diễn biến chu kỳ
      Chu kỳ của sán lá phổi gồm ba vật chủ: ốc, tôm hoặc cua, người. Sán lá phổi đẻ trứng ở các phế quản của vật chủ.
      Sau khi trứng của sán lá phổi được bài xuất ra ngoài theo đờm, cần phát triển trong môi trường nước thì mới hình thành ấu trùng lông. Thòi gian cần thiết để phát triển ấu trùng lông về mùa hè mất khoảng 16 ngày và về mùa rét mất khoảng 60 ngày. Ấu trùng lông sau khi ra khỏi trứng, bơi lội tự do trong nước, tìm đen các ốc thích hợp thuộc giống Melania để ký sinh và tiếp tục phát triển chu kỳ.
Có 7 loài ốc thường là vật chủ trung gian của sán lá phổi: Melania (Sulcospira) libertina, M. (S) paucicinsta, M. (M) goltschei, M. (S) extensa, M. (S) nodiperda, M. (Melanoides) tuberculala, Melania ebenina.
      Sau khi vào ốc, ấu trùng thành bào ấu rồi trỏ thành những ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi có một bộ phận nhọn phía đầu, ấu trùng đuôi bơi trong nước tìm tới những loài tôm, cua, nước ngọt. Có 35 loài trong 21 giông tôm, cua là vật chủ trung gian của sán lá phổi: Potamon obtusipes, p.dehaani, p.denliculatus, p.sinensis, Sesarma dehaani, Eriocheir japonicus, Astacus (cambaroides) japonicus (A. similis) và A. (cambaroides) dahuricus, Paratelphusa mistio.
     Ở tôm, cua, ấu trùng sán lá phổi ký sinh dưới dạng nang trùng ở cơ ngực, ít khi ở chân, gan của tôm, cua và không bao giờ ở những mang thỏ. Sau một thòi gian từ 45 – 54 ngày xâm nhập vào tôm, cua, nang trùng có khả năng gây nhiễm.
      Nếu ăn tôm, cua chứa nang trùng của sán lá phổi dưới hình thức sống hoặc chưa nấu chín, khi tối ruột non của vật chủ (người, chó, mèo, hổ), nang trùng chui qua ống tiêu hóa tới xoang bụng. Ở lại xoang bụng khoảng 30 ngày và sau đó xuyên qua màng phổi từng đôi một và lớn lên thành sán trưởng thành.
Tuổi thọ của sán lá phổi thường kéo dài từ 6 – 16 năm.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: giun tóc, bệnh giun sán ở người

Triệu chứng lâm sàng của sán ký sinh

       Sán ký sinh ở những ống dẫn mật, bám chặt bằng mồm hút để chiếm thức ăn, gây viêm ở ống mật và do tính chất gây hại này kéo dài nên dẫn tối những trường hợp xơ hóa lan. toa ở những khoang cửa, tổ chức của gan. bị tăng sinh và có thể dẫn tối hiện tượng xơ hóa gan, cổ trương, thoái hóa mỡ của gan.
Những độc chất do sán tiết ra có tính chất gây dị ứng và nếu tiêm thực nghiệm cho súc vật có thể gây được những hiện tượng thiếu máu, tăng bạch cầu ái toan. Vị trí ký sinh và kích thước của sán dễ gây hiện tượng tắc.

       Về thương tổn cơ thể bệnh học, gan bị to ra rõ rệt. Trọng lượng của gan có thể tới 4 kg. Ở mặt gan, thấy những điểm phình, giãn. Những chỗ phình giãn thường màu trắng nhạt và tương ứng với sự giãn nỏ của các ống mật. Nếu cắt những điểm phình giãn, thấy chảy ra một dịch màu xanh sám.
       Về vi thể, các vùng thương tổn thấy có phản ứng viêm tăng sinh và xơ hoá. Các thành ống mật dày hẳn lên, có khi dày theo dạng ụ. Túi mật cũng có thể bị to và xơ hóa. Tùy theo mức độ bệnh, gan có thể bị thoái hóa theo kiểu thoái hóa mỡ, những mạch máu bị giãn nỏ.

Triệu chứng lâm sàn của sán ký sinh

Theo một sô” tác giả: Katsurada (1990), Leger (1910), Watson Wemys (1919). Nauck và Bckian, Liang (1928), những thương tổn bệnh học gan do sán lá gan nhỏ có thể dẫn tối sự hình thành những ống dẫn mật mối và thay đổi cấu trúc của gan.
       Trong một số trường hợp, những thương tổn của gan có liên quan đến ung thư gan, tạo điều kiện cho ung thư gan phát triển. Những tổn thương ở từng vị trí của gan có thể dẫn đến xơ hóa toàn bộ gan.
Ngoài những thương tổn ở gan, tụy cũng có thể có những hiện tượng xơ hóa, tăng sinh va thoái hóa. Lách có thể bị to. về công thức máu, bạch cầu ái toan có thể táng từ 20 – 40%, kèm theo hiện tượng tăng bạch cầu.
Trứng sán lá gan có vai trò rất nhỏ trong sinh bệnh học của bệnh sán lá gan. Tuy nhiên, trứng và sự phân hủy của sán cùng vi khuẩn tạo nên sỏi mật trong ông mật và túi mật, thường gặp nhất là sỏi bilirubin.

Triệu chứng lâm sàng
        Triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan nhỏ phụ thuộc vào cường độ nhiễm và phản ứng của vật chủ.
Trong những trường hợp nhiễm ít, có khi không có triệu chứng gì đặc biệt. Với những trường hợp nhiễm trên 100 sán, triệu chứng xuất hiện rõ. Trong giai đoạn khồi phát, bệnh nhân thường có những rối loạn dạ dày, ruột, chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn, đau âm ỉ vùng gan, ỉa chảy và táo bón thất thường. Trong giai đoạn này bệnh nhân có thể bị phát ban, nổi mẩn và bạch cầu ái toan tăng đột ngột. Sang thòi kỳ toàn phát những triệu chứng này càng rõ rệt hơn. về triệu chứng chung, bệnh nhân bị thiếu máu, gầy sút, phù nề, đôi khi có sốt thất thường.

      Hồng cầu có thể giảm xuống còn khoảng 2 triệu, huyết sắc tố có thể giảm tới còn 20%. Hiện tượng phù nề bắt đầu từ những chi dưới, sau trỏ thành phù nề toàn thân. Thể trạng bệnh nhân gầy sút nhanh chóng và rõ rệt; bệnh nhân còn có thể chảy máu cam, nôn ra máu và có những rôi loạn tim mạch khác. Trong trưòng hợp có bội nhiễm do vi khuẩn, bệnh nhân có thê sôt kéo dài hoặc sốt kiểu sốt rét.
      Ngoài những triệu chứng chung, còn có những triệu chứng về gan. Vùng gan đau âm ỉ, nhưng có khi đau rất dữ dội, gan to. Bệnh nhân bị vàng da nhẹ, phân có thể trắng, nước tiểu vàng sẫm kèm theo chán ăn, ỉa chảy. Những triệu chứng này rất giống hội chứng vàng da tắc mật. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thòi sẽ xảy ra hiện tượng xơ gan. Theo báo cáo của Lương Bá Cường thì 33% bẹnh nhân mắc bệnh sán lá gan nhỏ bị xơ gan.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan, benh giun san

Thương tổn bệnh học và các triệu chứng của sán lá phổi

Thương tổn bệnh học
     Phổi bị ký sinh bởi sán có những nang sán kích thước khoảng bằng đầu ngón tay. Trong nang sán thường có hai sán và một chất dịch mủ đỏ. Cũng có trường hợp nang sán có nhiều liên tiếp nối nhau thành chuỗi hoặc tạo thành một hốc nang lớn.

      Tuy phổi là chỗ ký sinh thường xuyên của sán nhưng nhiều bộ phận cơ thể cũng có sán ký sinh như ở tổ chức dưới da, phúc mạc, màng phổi, gan, ruột, tinh hoàn, não. Trong trường hợp sán ở não, bệnh biểu hiện bằng những cơn động kinh. Xung quanh nang sán thường có hiện tượng viêm và tảng sinh của tổ chức. Sán lá phổi có thể gây hiện tượng thay đổi tổ chức bình thường, tổ chức của những phế quản nhỏ là một tổ chức biểu bì trụ có thể chuyển một tổ chức biểu bì lát nhiều tầng. Xung quanh nang của sán cũng thượng có tổ chức xơ, xung quanh vùng xơ có nhiều bạch cầu toan tính và tế bào khổng lồ.

các triệu chứng của sán lá phổi

Triệu chứng lâm sàng
      Những triệu chứng đầu tiên của bệnh sán lá phổi là ho có đồm lẫn máu Sau một thời gian, ho trỏ thành mạn tính, thường ho nhiều vào sáng sớm. Đờm thường có màu rỉ sắt giống như viêm phổi. Thỉnh thoảng bệnh nhân lại ho ra máu. Những triệu chứng của phổi rất giống như triệu chứng của bệnh lao. Hình ảnh X quang của phổi cũng giống như trường hợp lao hạch.
Đối với những ca bệnh có sán khu trú ồ những phủ tạng khác, triệu chứng diễn biến rất phức tạp tùy theo phủ tạng bị ký sinh. Nếu sán ở não, thường co những cơn động kinh, sán ở gan gây áp xe gan.

CHẨN ĐOÁN
     Chẩn đoán bệnh sán lá phổi có thể một phần dựa vào những triệu chứng lâm sàng giống lao nhưng không có vi khuẩn lao, không gầy sút nhanh, không có những cơn sốt vào buổi chiều. Tuy nhiên, bệnh sán lá phổi có thể kết hợp với bệnh lao và trong những trường hợp như vậy, rất khó chẩn đoán lâm sàng.
Yếu tố dịch tễ: Bệnh nhân nằm trong vùng dịch tễ có cua đá hoặc có tập quán ăn tôm, cua sống hoặc chưa nấu chín.
    Chẩn đoán xác định dựa vào những kết quả xét nghiệm. Nếu xét nghiệm đờm thấy trứng, thì không thể nhầm lẫn với bệnh nào khác. Trong đàm còn có những tinh thể Charcot Leyden. Nếu cần tập trung trứng, dùng những phương pháp thuần nhất đờm và ly tâm. Đối với trẻ em, thường không tự khạc đờm được nên có thể thấy trứng sán trong phân (do nuốt đờm).
    Chẩn đoán xác định có thể dựa thêm vào những hình ảnh X quang hoặc tiến hành những phản ứng miễn dịch như phản ứng miễn dịch huỳnh quang IFA, miễn dịch hấp phụ gắn men ELISA có tính đặc hiệu cao.


Đọc thêm tại:

Tỷ lệ phân bố bệnh Sán lá phổi

Yếu tố nguy cơ nhiễm
     Tình hình dịch tễ có liên quan mật thiết đến tập quán ăn uống, bệnh chỉ nhiễm ở những nơi có tập quán ăn tôm, cua sống chưa nấu chín.
Phân bố bệnh sán lá phổi trên thế giới
    Sán lá phổi được Kerben tìm ra đầu tiên năm 1878 trong phổi của hai con hổ bị chết tại vườn thú Hamburg và Asmterdam. Ringer tìm thấy sán lá phổi trong phổi của tử thi năm 1879. Mansorv và Baclz tìm thấy trứng sán lá phôi trong đờm bệnh nhân năm 1880.

     Sán lá phổi không những có thể nhiễm cho người mà có thể nhiễm cho nhiều loại động vật có vú sống thuần dưỡng hoặc hoang dại. Các gia súc như chó, mèo, lợn có thể nhiễm sán lá phổi. Những động vật hoang dại như hổ, báo, chó sói, cáo, chồn, chuột cũng nhiễm sán lá phổi.
     Sự phân bổ bệnh chủ yếu tập trung vào những vùng thuộc Viễn Đông. Bệnh sán trưởng thành có ở Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Philippin, Đông Dương, Nhật Bản. Ớ các tỉnh Kuhhamoto, Kokushima, Okayama và Nagano của Nhật Bản, tỷ lệ bệnh có khi tới 30%; ở Triều Tiên, tỷ lệ nhiễm khoảng 7,4%; ở một số vùng nhỏ của Đài Loan, tỷ lệ nhiễm có khi lên tối 50%.
     Năm 1995, Tổ chức Y tế thế giới thông báo ở 39 nước có bệnh sán lá phổi lưu hành với trên 22 triệu người mắc bệnh.

Tỷ lệ phân bố bệnh Sán lá phổi

Phân bố bệnh sán lá phổi ở Việt Nam
      Ở Việt Nam bệnh có tính chất lẻ tẻ. Theo những thống kê từ năm 1916 đến năm 1992, số ca bệnh được thông báo là 26 trường hợp.
Đầu năm 1994, ổ bệnh ở Sìn Hồ – Lai Châu đã được phát hiện. Đến nay, có 7 ổ bệnh thuộc 6 tỉnh như Lai Châu (Sìn Hồ có tỷ lệ nhiễm 6,6 – 7,4%), Sơn La (Thuận Châu có tỷ lệ nhiễm 0,2 – 9,5%, Mộc Châu có tỷ lệ nhiễm 3,4 -15%), Hòa Bình (Đà Bắc có tỷ lệ nhiễm 3,3 – 11,3%), Lào Cai (Bảo Yên có tỷ lệ nhiễm 3 – 4,5%), Hà Giang (thị xã có tỷ lệ nhiễm 2,1%).
     Tại các Ổ bệnh sán lá phổi này, có sinh địa cảnh tương tự nhau (vùng núi có suối đá với sự sinh sống của cua đá). Nhân dân địa phương có tập quán ăn cua nướng, đặc biệt là trẻ em. Ngoài ra cư dân ở đây còn uống nước cua sống, ăn gỏi cua, càng cua cho gạch vào sau khi nấu. Tỷ lệ cua mang ấu trùng sán lá phổi rất cao, có nơi tới 95,6 – 98% như Lào Cai, Lai Châu; Có cua nhiễm tới 142 ấu trùng. Do vậy nguy cơ nhiễm sán lá phôi rất lớn.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan nhỏ, trieu chung giun san

Chẩn đoán và nguyên tắc điều trị sán lá gan nhỏ

       Số lượng sán lá gan nhỏ ký sinh nhiều nhất được báo cáo là 27.600 con ồ một người Triều Tiên chết vì vàng da tắc mật.
Sambuc và Beauean, 1913 đã phát hiện ở Việt Nam trên một bệnh nhân tử vong được mổ tử thi thấy tới 21.000 con sán lá gan nhỏ ở gan.
Katsuda cũng ghi nhận ở một bệnh nhân tử vong, khi mổ tử thi thấy nhiễm tới 9.400 sán lá gan nhỏ.

CHẨN ĐOÁN
Tuy có những triệu chứng lâm sàng rõ, nhưng không đặc hiệu, nên chẩn đoán khẳng định bệnh sán lá gan nhỏ cần phải xét nghiệm phân tìm trứng sán với những kỹ thuật như Kato, Kato – Katz. Đốỉ với những trường hợp nhiễm ít, cần lấy dịch tá tràng để xét nghiệm tìm trứng.
Một số chẩn đoán hỗ trợ:
- Siêu âm gan có hình ảnh gan tăng sáng, đường mật trong gan và ngoài dày lên và có thể dãn rộng, có thể thấy sán lá gan nhỏ trong đường mật.
- Xét nghiệm máu chức năng gan có thể rốì loạn ở giai đoạn cuối của bệnh.
Các xét nghiệm miễn dịch như miễn dịch huỳnh quang IFA, miễn dịch hấp phụ gắn men Elisa có tính đặc hiệu cao.

nguyên tắc điều trị sán lá gan nhỏ

ĐIỂU TRỊ
Nguyên tắc điều trị
- Việc điều trị bệnh sán lá gan nhỏ cho cá nhân người bệnh cần phải lựa chọn từng loại thuốc thích hợp, đạt hiệu quả cao và theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ của thuốc.
- Nếu điều trị bệnh sán lá gan nhỏ cho cộng đồng cần nghiên cứu phác đồ phù hợp, dễ sử dụng, có thể áp dụng điều trị hàng loạt tại thực địa và phai đạt hiệu quả điều trị cao.
- Thuốc lựa chọn đê điều trị bệnh sán lá gan cần đạt những yêu cầu sau:
+ Hấp thu dễ qua đường uống.
+ Không độc đối với vật chủ.
+ Tác dụng điều trị đặc hiệu cao với sán.
Các thuốc điều trị
Trước đây, việc điều trị bệnh sán lá gan thường dùng những hợp chất có antimoan hoặc một sô” thuốc khác như hexacloroparaxylen (Cloxyl), emetin… Những thuốc này độc, hiện nay rất ít dùng.
Hiện nay, vấn đề sử dụng thuốc để điều trị sán lá gan cần được xác định rõ thuốc điều trị chủ yếu và thuốc điều trị xen kẽ để áp dụng điều trị tốt hơn.
- Thuốc điều trị chủ yếu là thuốc điều trị mang tính đặc hiệu cho một loại bệnh nào đó. Khi lựa chọn điều trị phải xếp ưu tiên sô một so với các thuốc khác.
- Thuốc điều trị xen kẽ là thuốc có tác dụng điều trị đạt đến mức nào đó, có thể thay thế hoặc xen kẽ khi không có thuốc chủ yếu.
Trong điều trị sán lá gan thuốc điều trị chủ yếu là praziquantel, thuốc điều trị xen kẽ là albendazol.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá máu, bệnh giun sán

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Phân loại và đặc điểm của Sán lá gan

        Sán lá gan nhỏ thuộc lớp sán lá, bộ Fascioloidae, họ Opisthorchidae.
Trong họ Opisthorchidae có 2 giống: Clonorchis, Opisthorchis.
Trong giống Clonorchis có loài Clonorchis sinensis.
Trong giống Opisthorchis có 2 loài: Opisthorchis felineus, Opisthorchis viverrini.

Hình thể
Sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis có hình lá, thân dẹt, màu đỏ nhạt. Sán dài từ 10 – 12 mm, chiều ngang từ 2 – 4 mm, có hai mồm hút. Mồm hút phía trước (thông với đường tiêu hóa) có đường kính khoảng 600 μm; mồm hút phía sau (mồm hút bụng) có đường kính khoảng 500 μm. Ống tiêu hóa chạy dọc hai bên thân sán và là ống tắc, không nối thông với nhau. Sán lá gan nhỏ không có hậu môn vì dinh dưỡng của sán chủ yếu là hình thức thẩm thấu các chất dinh dưỡng qua bề mặt của sán. Do vậy, trên thân sán có rất nhiều tuyến dinh dưỡng
Đa số sán lá nói chung, sán lá gan nhỏ nói riêng là lưỡng giới – trong một cơ thể có cả bộ phận sinh dục đực và cái. Bộ phận sinh dục của sán lá gan nhỏ gồm tinh hoàn, buồng trứng, tử cung…. Tinh hoàn gồm có hai, chia nhánh. Tinh hoàn chiếm gần hết phía sau thân. Buồng trứng ở khoảng giữa thân, tử cung là một ống ngoằn ngoèo gấp khúc. Lỗ sinh dục ở gần mồm hút bụng.
Trứng của sán lá gan nhỏ có kích thước rất nhỏ, chiều dài từ 26 – 30 μm, chiều ngang từ 16 – 17 μm. Trứng có màu vàng sẫm, hình bàu dục, có một nắp rõ. Ở đuôi trứng có một gai nhỏ.

đặc điểm của Sán lá gan

Đặc điểm chu kỳ chung của sán lá
- Chu kỳ của sán lá là chu kỳ phức tạp. Muôn hoàn thành chu kỳ phát triển, ký sinh trùng bắt buộc phải phát triển trong nhiều vật chủ trung gian khác nhau.
- Muốn thực hiện chu kỳ phát triển của ký sinh trùng phải đòi hỏi có môi trường nước.
- Sinh sản của sán lá là sinh sản đa phôi – từ một trứng sẽ phát triển thành nhiều ký sinh trùng trưởng thành.

Vị trí ký sinh
Sán lá gan nhỏ trưởng thành ký sinh tại các đường dẫn mật trong gan. Sán lá gan nhỏ dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu các chất dinh dưỡng từ dịch mật.
Đường xâm nhập
Sán lá gan nhỏ xâm nhập vào cơ thể người một cách thụ động qua con đường ăn uống. Người bị mắc bệnh sán lá gan nhỏ là do ăn cá có chứa nang trùng của sán lá gan nhỏ dưới hình thức ăn gỏi hay chưa được nấu chín.


Đọc thêm tại:

Phương pháp phòng chống bệnh giun chỉ

       Phát hiện và điều trị nguồn bệnh là biện pháp chủ yếu. cần phát hiện sớm, điều trị triệt để.
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra chương trình loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết trên toàn thế giới với mục tiêu hạ tỷ lệ nhiễm xuống dưới 0,1% vào năm 2020. Các giải pháp chủ yếu:
– Điều trị toàn dân tại các địa phương có bệnh giun chỉ bạch huyết lưu hành bằng DEC phốỉ hợp với albendazol.

- Chăm sóc những người bệnh để đề phòng bội nhiễm.
Việt Nam là một trong bốn nước được WHO chọn để triển khai dự án quốc gia loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết.

Phương pháp phòng chống bệnh giun chỉ

Phòng chống muỗi đốt: với bệnh giun chỉ, việc phòng chống muỗi là khó khăn, thường lồng ghép với việc phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.

- Phòng chống muỗi đốt bằng các biện pháp thông dụng như nằm màn.
- Diệt muỗi truyền bệnh giun chỉ khó vì nhiều loài, ít nhạy cảm với hóa
chất diệt.
- Diệt bọ gậy là biện pháp tích cực, có thể diệt bọ gậy bằng phương pháp nuôi cá ở các hồ ao, để cá ăn bọ gậy. Đồng thời kết hợp với biện pháp vệ sinh môi trường để giảm điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản (khơi thông ao hồ, phát triển các công trình thủy lợi, tưới tiêu nước ở nông thôn).



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan lớn, trieu chung giun san

Chẩn đoán và điều trị giun chỉ

Xét nghiệm nước tiểu tìm ấu trùng giun chỉ
     Có thể tìm thấy ấu trùng giun chỉ trong nước tiểu ở trường hợp bệnh nhân đái ra dưỡng chấp.
Lấy nước tiểu bệnh nhân hoặc dịch màng tinh, cho ly tâm lấy cặn, cố định cặn lên tiêu bản, nhuộm Giemsa.

Các kỹ thuật xét nghiệm huyết thanh học:
– Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp là dùng kháng nguyên thô (antigenes homologues). Kỹ thuật này còn cho phép đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh và thưòng sử dụng để đánh giá hiệu quả của các đợt điều trị. Tuy nhiên kỹ thuật này có độ tin cậy không cao bằng phương pháp trực tiếp, vì có phản ứng chéo giữa giun chỉ và các bệnh ký sinh trùng khác.
– Miễn dịch hấp phụ gắn men (ELISA), sử dụng kháng nguyên cắt đoạn kháng thể đơn dòng nên tương đối đặc hiệu.
Ngoài ra có thể chụp bạch mạch, sinh thiết hạch bạch huyết tìm giun chỉ trưởng thành…

Chẩn đoán và điều trị giun chỉ

ĐIỂU TRỊ
Điều trị giun chỉ
      Các dẫn xuất của Antimoan (Anthiomalin, Neostiobosan, Arsemanide), là thuốc diệt giun chỉ trưởng thành nhưng thuốc này độc cho bệnh nhân nên hiện nay không sử dụng.
Đốỉ với thuốc diệt ấu trùng giun chỉ, hiện nay thuốc được sử dụng rộng rãi là DEC (dietyl carbamazin), thuốc ít độc, an toàn, có hiệu quả. Tuy nhiên DEC thường xảy ra các phản ứng phụ là sốt, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn. Phản ứng phụ xuất hiện sớm và nặng đối với loài giun chỉ B.malayi.
Liều dùng 6 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 3 lần và uống sau bữa ăn. Một đợt điều trị 12 ngày, tổng liều một đợt điều trị là 72 mg/kg thể trọng.
Ngoài ra còn có thể dùng uống nước sắc của cây lá dừa cạn cho kết quả tốt trong các trường hợp bệnh nhân đái ra dưỡng chấp.
Điều trị triệu chứng và biến chứng
     Dùng thuốc hạ sốt, thuốíc giảm đau, kháng viêm, kháng histamin.
Đối với phù voi mạn tính, không thể tiến hành điều trị nội khoa được, có thể điều trị bằng ngoại khoa. Trong trường hợp phù voi ở chi, việc điều trị rất ít kết quả. Điều trị ngoại khoa cho phù voi ở bìu có kết quả rất tốt.
Cho kháng sinh nếu có nhiễm trùng thứ phát.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: benh giun luon, bệnh giun sán ở người

Các biện pháp chẩn đoán bệnh giun chỉ

Thời kỳ mãn tính
     Trong thời kỳ này bệnh nhân không còn thấy các đợt viêm bạch mạch cấp tính, nhưng các hạch bạch huyết có thể to lên thường xuyên. Quan trọng của thời kỳ này là xuất hiện phù voi.
Các đợt phù voi liên tiếp, da dày dần, ở chân có thể thấy phù từ dưới dần lên trên. Thường bệnh nhân phù một chân, hoặc một tay, ít trường hợp phù voi hai chân hoặc hai tay. Bộ phận sinh dục cũng có hiện tượng phù to, không đỏ, không đau như các viêm tấy. Biểu hiện lâm sàng thường gặp phù voi ở chi dưới, đa số phù độ III trỏ xuống (phù bàn chân đến 1/2 cẳng chân).

      Hiện tượng phù voi thường được coi là phù cứng, da bị thương tổn, dày cứng. Các cơ quan bị phù voi lâu dần tổ chức liên kết tăng sinh, trở thành cứng, dày, tuần hoàn đến nơi đó thiếu hụt, có thể gây những vết loét thiếu dưỡng. Điều này dẫn đến những di chứng nặng nề cho bệnh nhân về thể chất cũng như tâm lý như dị dạng các cơ quan bị phù voi, ảnh hưởng nhiều tới chức năng vận động, hoạt động sinh lý…
Trong thời kỳ này, xét nghiệm máu ngoại vi rất hiếm thấy ấu trùng giun chỉ.

biện pháp chẩn đoán bệnh giun chỉ

CHUẨN ĐOÁN
Lâm sàng
     Chẩn đoán lâm sàng thường khó trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi có các triệu chứng phù voi, đái dưỡng chấp, bệnh nhân sông trong vùng lưu hành bệnh giun chỉ, chẩn đoán lâm sàng dễ dàng hơn. Nhưng đối với người sông ngoài vùng lưu hành bệnh giun chỉ, chẩn đoán lâm sàng gặp khó khăn.
Xét nghiệm

Xét nghiệm máu tìm ấu trùng giun chỉ
      Nguyên tắc là phải lấy máu về ban đêm (nên lấy từ 24 giờ đến 2 giò sáng). Làm tiêu bản giọt đặc, nhuộn Giemsa tìm ấu trùng giun chỉ là phương pháp thông dụng nhất. Nhưng nếu mật độ ấu trùng giun chỉ trong máu ít, xác suất dương tính sẽ thấp. Việc lấy máu về đêm gây phiền hà cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế, rất khó áp dụng trong điều tra dịch tễ hàng loạt. Tuy nhiên, cho đến nay, đây vẫn là phương pháp chẩn đoán chủ yếu tại cộng đồng.
Các phương pháp tập trung ấu trùng tuy phức tạp hơn phương pháp xét nghiệm máu ngoại vi ban đêm nhưng cho kết quả phát hiện cao hơn, đặc biệt trong những trường hợp mật độ ấu trùng giun chỉ thấp.
- Phương pháp Knote: lấy 2 ml máu cho vào ông nghiệm có chứa 10 ml Formalin 2%, ly tâm lấy cặn, làm tiêu bản giọt dày, nhuộm Giemsa.
- Phương pháp Harris: lấy 4 ml máu cho vào ống nghiệm có sẵn 0,1 ml heparin, 4ml saponin 2%, ly tâm quan sát phần lắng.
- Phương pháp màng lọc Millipore: lấy 1 ml máu tĩnh mạch vào bơm tiêm, hút thêm 4 ml nước cất, lắc trong bơm tiêm cho đến khi máu bị huyết tán hoàn toàn. Bơm máu đã huyết tán qua màng lọc. Hút 5 ml nước cất vào bơm tiêm và lại bơm qua màng lọc. Tiếp tục làm như vậy 4 – 5 lần để rửa bơm tiêm, cho đến khi nước trong. Bơm không khí qua màng lọc 4 – 5 lần. Sau đó lấy màng lọc ra, để úp mặt trên lam kính, nhuộm màng lọc bằng Giemsa, rửa nhanh và để khô, soi màng lọc dưới kính hiển vi và có thể làm trong màng lọc bằng dầu bách hương.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác hại của giun đũa, bệnh giun sán

Diễn biến của bệnh giun chỉ

Cơ chế bệnh sinh
    Bệnh giun chỉ sinh ra do phản ứng quá mẫn của cơ thể vật chủ trước tác động của độc tố hoặc sản phẩm chuyển hóa của giun chỉ.
- Do tổn thương cơ giới ở hệ bạch huyết và mạch máu.
- Do cản trở tuần hoàn bạch huyết kèm theo nhiễm trùng thứ phát.

Lâm sàng
Diễn biến bệnh giun chỉ có thể chia làm ba thời kỳ.
Thời kỳ ủ bệnh
     Bệnh nhân không cảm thấy có triệu chứng gì, ngẫu nhiên xét nghiệm thấy có ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi. Thời kỳ này thường kéo dài từ 3 – 18 tháng, tương ứng với giai đoạn từ khi ấu trùng vào cơ thể đến khi có thế hệ ấu trùng xuất hiện trong máu ngoại vi. Nhiều bệnh nhân có thể có thời kỳ ủ bệnh kéo dài 5 – 7 năm.
     Bệnh nhân có thể có các triệu chứng nổi mẩn, sốt nhẹ, mệt mỏi, bạch cầu ái toan tăng. Các triệu chứng này có thể kéo dài nhiều năm mà không tiến triển hay không rõ các dấu hiệu viêm hạch bạch huyết.
Ở thời kỳ ủ bệnh dễ phát hiện ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi và là thòi kỳ có khả năng truyền bệnh cao. Nếu tiến hành các phản ứng huyết thanh sẽ thấy phản ứng dương tính rõ.

Diễn biến của bệnh giun chỉ

Thời kỳ phát bệnh
     Bệnh nhân bị các đợt viêm hệ bạch huyết kèm theo sốt, có bệnh cảnh như một bệnh nhiễm trùng. Nhiều tác giả cho rằng giai đoạn này thường kết hợp với vi khuẩn. Các đợt của viêm hệ bạch huyết ngày càng tăng, có thể thấy các hạch vùng nách, vùng bẹn với các triệu chứng của viêm hạch cấp tính (sưng, nóng đỏ, đau), đồng thời với các mạch bạch huyết tương ứng nổi cứng.
Giai đoạn đầu của thời kỳ phát bệnh, bạch cầu ái toan thâm nhiễm vào cá cơ quan khác nhau, đặc biệt ở phổi gây nên hội chứng tăng bạch cầu ái toan thể phổi nhiệt đới (viết tắt hội chứng TPE – Tropical pulmonary eosinophilia).
Bệnh giun chỉ do w. bancrofti hay xuất hiện triệu chứng đái ra dưỡng chấp, có khi lẫn máu và dưỡng chấp.
Bệnh nhân gầy, sút cân nhanh. Các đợt phát bệnh cũng sẽ tự hết, nhưng cũng xuất hiện dần triệu chứng phù voi. Triệu chứng phù voi thường xuất hiện ở chi dưới, chi trên, có thể có ở bộ phận sinh dục. w. bancrofti hay gây phù voi ở bộ máy sinh dục. B. malayi hay gây phù voi ở chi.
Thời kỳ phát bệnh này cũng có thể kéo dài nhiều năm, trong thời kỳ này nếu xét nghiệm máu ngoại vi có thể thấy ấu trùng giun chỉ.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: bệnh sán lá gan, benh giun san

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Chu kỳ xuất hiện ấu trùng giun chỉ

   Ở miền Nam cũng tiến hành điều tra một số tỉnh nhưng cho đến nay vẫn chưa phát hiện thấy bệnh giun chỉ.
Ở đồng bằng Bắc Bộ, giun chỉ B. malayi chiếm đa số trong các trường hợp nhiễm giun chỉ (77 I 95%) và thường gặp ở vùng trồng lúa nước. w. bancrofti gặp I các điểm điều tra Sơn Tây, Hòa Bình đây là vùng bán sơn địa.

Chu kỳ xuất hiện ấu trùng giun chỉ
- B. malayi có chủng có chu kỳ đêm, xuất hiện ở máu ngoại vi từ 22 giờ đến 4 giờ sáng. Ở Việt Nam chưa thấy B. malayi có chủng bán chu kỳ.
- w. bancrofti cũng là chủng chu kỳ đêm, ấu trùng xuất hiện ở máu ngoại vi từ 24 đến 4 giò sáng, ở Việt Nam chưa thấy chủng bán chu kỳ ngày của w. bancrofti.

Chu kỳ xuất hiện ấu trùng giun chỉ


Các yếu tố nhiễm giun chỉ
Về dịch tễ học, yếu tố nhiễm giun chỉ phụ thuộc vào người và muỗi truyền bệnh.
Mọi lứa tuổi đều nhiễm bệnh, nhưng nói chung tuổi lớn thì tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn, bệnh tăng dần từ lứa tuổi 16 – 20 tuổi và bệnh nhiễm cao ở lứa tuổi 30 – 40 tuổi (đây là tuổi lao động dễ tiếp xúc với muỗi đốt). Tập quán sinh hoạt (ở trần), làm việc ban đêm cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm bệnh. Tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ không có sự khác biệt nếu điều kiện sinh hoạt và lao động như nhau.
Loại muỗi truyền bệnh liên quan mật thiết đến tình hình dịch tễ học. Nếu muỗi truyền bệnh có mật độ cao, có tuổi sinh lý cao, ưa thích máu người thì bệnh dễ nghiêm trọng.
- Muỗi chủ yếu truyền giun chỉ B. malayi ở nước ta là Mansonia (M. uniformis, M. annulifera), đây là loại muỗi hút máu về đêm, rất ưa thích hút máu người và sinh sống ở các hồ ao có thực vật thủy sinh như bèo Nhật Bản!
- Ngoài ra muỗi Culex quiquefasciatus phổ biến ở đồng bằng và ở cả vùng trung du, vùng bán sơn địa. Muỗi này có thể đẻ trứng ở bất kỳ nơi nào có nước, hút máu vào ban đêm và thích hút máu người. Loại muỗi này truyền giun chỉ w. bancroftL
Sự lan truyền bệnh giun chỉ phụ thuộc vào mật độ ấu trùng giun chỉ
Thuận lợi nhất cho sự lan truyền bệnh, với mật độ 3 – 4 ấu trùng giun chỉ/ml máu.
Mật độ thấp quá, dưới 1 ấu trùng giun chỉ/ml máu, không thuận lợi cho sự lan truyền bệnh giun chỉ. Vì mật độ ấu trùng giun chỉ thấp, xác suất để muỗi hút máu có ấu trùng giun chỉ truyền sang cho người lành thấp.
Mật độ cao quá, trên 10 ấu trùng giun chỉ/ml máu, cũng không thuận lợi cho sự lan truyền bệnh giun chỉ. Vì muỗi hút máu có nhiều ấu trùng giun chỉ, có thể nặng nề, di chuyển hạn chế nên thường chỉ truyền bệnh trong phạm vi hẹp.
      Ở Việt Nam, theo điều tra của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng (1980), mật độ ấu trùng giun chỉ là 7 – 8 ấu trùng/60 ml máu, mật độ này thấp hơn so với các các nghiên cứu trước đây của Tsiua San và Phan Đình Luyên (1960). Như vậy mức độ bệnh giun chỉ nước ta đã giảm so với thời gian trước 1960.


Đọc thêm tại:

Mức độ phân bố của bệnh giun chỉ

      Giun chỉ trưởng thành, con đực và con cái cuộn vào nhau ký sinh trong hệ bạch huyết, tuổi thọ có thể kéo dài trên 10 năm.
Giun chỉ trưởng thành đẻ ra ấu trùng ở hệ bạch huyết, ấu trùng sẽ di chuyển từ hệ bạch huyết sang hệ tuần hoàn. Ấu trùng giai đoạn I, nếu không gặp vật chủ trung gian truyền bệnh sẽ chết sau khoảng 10 tuần.
     Sự xuất hiện của ấu trùng giun chỉ về đêm ở máu ngoại vi được nhận xét từ lâu và có nhiều giả thuyết giải thích hiện tượng này:
– Giả thuyết sinh tồn: muốn bảo toàn nòi giống, ấu trùng giun chỉ phải vào được cơ thể muỗi, vật chủ trung gian truyền bệnh. Các muỗi truyền bệnh giun chỉ (Culex, Anopheles, Mansonia) đều hoạt động và hút máu về đêm.
– Giả thuyết về sự giãn mao mạch khi ngủ: ấu trùng giun chỉ tập trung ở các mao mạch nội tạng (tim, phổi, gan, thận). Khi ngủ, mao mạch giãn nỏ, ấu trùng giun chỉ có thể xuất hiện ở máu ngoại vi.

Mức độ phân bố của bệnh giun chỉ

DỊCH TỄ HỌC
   Phân bố bệnh giun chỉ w. bancrofti và B. malayi trên thế giới
Bệnh phân bố rộng rãi ở các châu lục trên thế giới, bao gồm châu Âu, châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Hơn 90% số nhiễm ký sinh trùng là ở châu Á. Trong một số thành phố bệnh mang tính chất lưu hành đô thị.
   Giun chỉ B. malayi không phổ biến bằng giun chỉ w. bancrofti. Bệnh phân bố rải rác ở Ấn Độ, Đông Nam Á là chính và nhiều hòn đảo trong quần đảo Malaixia. Bệnh thường không phải là một bệnh của đô thị, vừa ít gặp vừa không nặng bằng giun chỉ w. bancrofti. Chủng phụ bán chu kỳ của ký sinh trùng này có ổ bệnh tự nhiên ở một số loài động vật như khỉ Rra và một vài loại động vật khác cũng có thể mắc bệnh.
Dịch tễ học giun chỉ w. bancrofti và B. malayi ở Việt Nam
Phân bổ bệnh
     Theo số liệu của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Hà Nội, điều tra trên 90.545 người tại 127 điểm thuộc 45 huyện của 15 tỉnh miền Bắc (từ 1960 – 1975), thấy bệnh có tính chất khu trú rõ rệt, tỷ lệ chênh lệch giữa các huyện, xã, thôn, xóm, chứ không có tỷ lệ đồng đều như các bệnh giun khác. Do đó vấn đề dịch tễ học bệnh giun chỉ rất phức tạp.
Ở miền Bắc bệnh giun chỉ tập trung chủ yếu ở vùng châu thổ sông Hồng, đặc biệt là ở các tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam. Sự phân bố giun chỉ ở miền Bắc có thể chia làm ba vùng:
– Vùng đồng bằng: bệnh lưu hành với tỷ lệ nhiễm cao trên 5%.
– Vùng trung du và ven biển: tỷ lệ nhiễm 1 – 5%.
– Vùng núi: bệnh hiếm gặp: 0 – 1%.
Tuy nhiên có những ổ lưu hành nặng tại một số vùng núi và ven biển:
– Trắc Bút – Nam Định, Duy Tiên – Hà Nam: 31,50%.
– Nghĩa Đàn, Nghĩa Sơn, Nghệ An: 31,77%.
– Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Bình: 19,33%.
– Khánh Nam, Khánh Vinh, Khánh Hòa: 13,2%.
– Khánh Trung, Khánh Vĩnh I Khánh Hoà: 9,29%.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá gan nhỏ, trieu chung giun san

Các loại giun chỉ ở Việt Nam hiện nay

        Giun chỉ thuộc lớp giun tròn, bộ Filaroidae, họ Filaridae. Trong họ Filaridae có các giống: Wuchereria, Brugia, Dirofilaria, Dipetalonema, Onchocerca, Loa, Philomertidae.
Giun chỉ ký sinh ở người được chia làm hai nhóm:
- Nhóm giun chỉ ký sinh dưới da và tổ chức, có các giống Dipetalonema, Onchocerca, Loa.
- Nhóm giun chỉ ký sinh bạch huyết, có các giống Wuchereria, Brugia.

       Ở Việt Nam giun chỉ gây bệnh cho người thuộc nhóm giun chỉ bạch huyết. Hiện nay, có 3 loại giun chỉ bạch huyết ở người đã được thừa nhận là: Wuchereria bancrofti, Brugia malayi, Brugia timori.
Tuy nhiên ở nước ta chỉ mới phát hiện thấy hai loại là: Wuchereria bancrofti và Brugia malayi.

Các loại giun chỉ ở Việt Nam


Giun chỉ Wuchereria bancrofti
Có hai chủng:
- Chủng phụ có chu kỳ đêm: Ấu trùng giun chỉ xuất hiện ở máu ngoại vi vào ban đêm, khoảng từ 20 giờ đến 2 giờ sáng. Ban ngày ấu trùng tập trung ở các mạch máu nhỏ ở phổi. Đây là chủng phụ phổ biến nhất của giun chỉ Wuchereria bancrofti, do muỗi Culex, Anopheles, Aedes truyền.
- Chủng phụ bán chu kỳ, ấu trùng giun chỉ xuất hiện ở máu ngoại vi cả ngày lẫn đêm, nhưng đỉnh cao nhất vào ban ngày. Chủng phụ này phân bố chủ yếu ở Đông Thái Bình Dương, gồm cá ổ nhỏ ở đảo Nicobar, Thái Lan do muỗi Aedes truyền.
Giun chỉ Brugia malayi
Có hai chủng phụ:
- Chủng phụ có chu kỳ đêm là chủng phụ phổ biến nhất của giun chỉ Brugia malayi, chỉ lây truyền từ người sang người và do muỗi Mansonia, Anopheles truyền.
- Chủng phụ bán chu kỳ: ít phổ biến, có vật dự trữ mầm bệnh là súc vật. Đây là giun chỉ có ổ bệnh thiên nhiên, do muỗi Mansonm, Coquillettidia truyền.
Hình thể
Giun chì trưởng thành
Giun chỉ trưởng thành của Wuchereria bancrofti:
- Trông giống như sợi chỉ màu trắng sữa, có kích thước từ 25 – 100 mm. Giun chỉ đực dài 25 – 40 mm, chiều ngang khoảng 0,1 mm. Giun chỉ cái dài 60 – 100 mm
- Giun đực và giun cái thường sông cuộn vào nhau như mớ chỉ rối trong hệ bạch huyết, làm cản trở tuần hoàn bạch huyết.
- Giun chỉ cái, có tử cung chiếm đại bộ phận của thân. Phần trên của tử cung chứa nhiều trứng.
- Những trứng của giun chỉ có một màng tạo thành áo của ấu trùng sau khi ấu trùng được đẻ. Sau khi đẻ, ấu trùng giẫy mạnh làm giãn màng trứng nhưng màng trứng vẫn còn tồn tại.
Giun chỉ trưởng thành của Brugia malayi gần giống Wuchereria bancrofti, kích thuốc giun đực 22,8 X 0,08 mm, giun cái 55 X 0,16 mm.
Ấu trùng giun chỉ
      Ấu trùng giun chỉ trong máu ngoại vi có hình dạng giun nhỏ, bao bọc ngoài cùng là một vỏ mà được gọi tên là áo, trên tiêu bản nhuộm lốp áo bắt màu khá rõ. Trong cơ thể có phần đầu và phần đuôi. Thân ấu trùng giun chỉ uốn éo đểu đặn, chứa các hạt nhiễm sắc. Hạt nhiễm sắc cuối đuôi là đặc điểm quan trọng đế phân biệt ấu trùng giun chỉ của hai loại này.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: sán lá máu, bệnh giun sán